Bằng Cao đẳng Dược có mở được quầy thuốc không? Cần lưu ý những gì nếu được kinh doanh quầy thuốc? Đây là những thắc mắc của không ít thí sinh đang có định hướng lựa chọn học tập trong lĩnh vực ngành Dược. Cùng theo dõi bài viết của ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé!
Bằng Cao đẳng Dược có được mở quầy thuốc không?
Dược là một trong những lĩnh vực Y học đóng vai trò quan trọng trong đời sống sức khỏe của mỗi con người và cả cộng đồng. Ngành Dược có rất nhiều cơ hội phát triển cũng như công việc mà một Dược sĩ có thể đảm nhận như: Bán thuốc, Trình dược viên, sản xuất và phân phối thuốc, Dược sĩ tại khoa Dược bệnh viện… Đặc biệt, khi học Dược bạn có thể tự sở hữu một nhà thuốc, hay quầy thuốc.
Vậy bằng Cao đẳng Dược có mở quầy thuốc được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc như sau:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn là bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sĩ) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Như vậy, đối với những người có bằng Cao đẳng Dược, không thể mở được nhà thuốc. Tuy nhiên, tại quy định khoản 2 Điều 18 Luật Dược 2016 quy định người có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược thì thể trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc nhưng phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Từ những quy định nêu trên của pháp luật, những người tốt nghiệp Cao đẳng Dược hoàn toàn có thể được mở quầy thuốc.
Điều kiện để Dược sĩ Cao đẳng kinh doanh quầy thuốc
Mở một quầy thuốc không phải một quyết định đơn giản, bạn cần phải đáp ứng được nhiều yếu tố về trình độ chuyên môn, các quy định pháp luật và điều kiện cơ sở vật chất, chi phí tài chính…
Để được kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc thì cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện hai thủ tục sau đây:
– Thứ nhất: Đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp;
– Thứ hai: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Trình độ chuyên môn để mở quầy thuốc
Theo quy định của nhà nước, bất kỳ ai muốn mở quầy thuốc đều phải có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực Dược. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn phải có bằng Cao đẳng hoặc Đại học Dược.
Bên cạnh đó, chủ quầy thuốc phải có kinh nghiệm thực tiễn, có chứng chỉ hành nghề kiến thức và quản lý dược phẩm.
Như vậy, muốn mở được quầy thuốc, Dược sĩ Cao đẳng phải chứng minh và có được các loại giấy tờ bằng cấp theo Khoản 2 Điều 33 và Khoản 1 Điều 18 Luật Dược 2016 quy định:
- Bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược;
- Giấy chứng nhận thực hành từ 18 tháng trở lên tại các cơ sở về chuyên môn.
Giấy phép kinh doanh
Một yếu tố quan trọng khác khi mở quầy thuốc là việc xin cấp giấy phép kinh doanh. Hồ sơ Tại Hồ sơ này bao gồm các tài liệu như chứng nhận tốt nghiệp, giấy khám sức khỏe, và hồ sơ pháp lý khác liên quan. Việc hoàn tất thủ tục này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của cả người bán lẫn người mua. Người xin cấp giấy phép sẽ phải nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà thuốc, quầy thuốc (hiệu thuốc) có thể đăng ký thành lập dưới mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp (tùy quy mô và định hướng hoạt động của chủ cơ sở):
- Mô hình hộ kinh doanh: Các nhà thuốc tây nhỏ, lẻ bạn thường thấy quanh khu vực bạn sinh sống;
- Mô hình doanh nghiệp: Chuỗi nhà thuốc Pharmacity, nhà thuốc Long Châu, nhà thuốc Phương Chính…
Tùy vào loại hình thành lập mà hồ sơ và quy trình thực hiện khác nhau. Thông thường những người có bằng Cao đẳng Dược sẽ mở quầy thuốc theo mô hình hộ kinh doanh, cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:
Các giấy tờ cần thiết |
Hộ kinh doanh |
Chuẩn bị |
|
Nơi nộp |
|
Lưu ý: Các cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ. Nếu bạn không đủ điều kiện hoặc giấy tờ không hợp lệ, việc xin giấy phép có thể gặp khó khăn.
Cơ sở vật chất, đáp ứng được điều kiện mở quầy thuốc
Một yếu tố quan trọng nữa trước khi mở quầy thuốc đó là phải tìm kiếm cơ sở kinh doanh, vị trí đặt quầy thuốc theo đúng quy định của Nhà nước.
Theo đó, quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP, hiệu thuốc được phép kinh doanh hoạt động như sau:
- Bằng Cao đẳng Dược mở được quầy thuốc ở ngoại thành hoặc các tỉnh lẻ nơi bạn sinh sống, không được phép mở quầy thuốc tại những thành phố lớn hay nơi đông dân cư. Cụ thể, chỉ được mở tại tuyến Xã, Huyện hoặc Thị trấn. Các đơn vị như Tỉnh, hoặc Thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không được hoạt động.
- Với những trường hợp địa bàn vừa được chuyển đổi, nếu chưa có đủ 1 cơ sở bán lẻ thuốc để phục vụ cho 2000 dân cư. Bạn phải đảm bảo quầy thuốc không hoạt động quá 3 năm cho phép kể từ ngày được chuyển đổi.
Quầy thuốc cần phải có không gian sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, việc trang bị đầy đủ các thiết bị như tủ lạnh, kệ trưng bày thuốc, và các dụng cụ bảo quản thuốc cũng rất quan trọng. Đáp ứng được kiểm định an toàn và đảm bảo chất lượng đúng theo quy định.
Lưu ý quan trọng khi mở quầy thuốc
Trước khi đưa ra được phương án mở quầy thuốc, bạn cũng cần phải lưu ý nhiều vấn đề trong quá trình này.
Lên kế hoạch tổng thể
Dù làm bất cứ ở một lĩnh vực nào, kinh doanh, buôn bán hay mở quầy thuốc tư nhân… bạn cũng cần lên một kế hoạch tổng thể, có quy trình chuẩn bị từng bước chi tiết để thực hiện kế hoạch của bản thân.
Nội dung |
Chuẩn bị |
Các giấy tờ cần chuẩn bị | Bạn cần phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp sau:
|
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược |
|
Hồ sơ xin cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh |
|
Hồ sơ xin cấp Chứng nhận thực hành tốt cơ sở quầy thuốc |
|
Hồ sơ xin cấp Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm |
|
Có thể thấy rằng, mở quầy thuốc bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thủ tục giấy tờ pháp lý. Do đó hay lên kế hoạch tổng thể, chi tiết lộ trình các bước cần làm và chuẩn bị trước khi tiến hành công việc kinh doanh này.
Cần tư vấn chuyên môn
Mặc dù là quầy thuốc nhỏ từ tuyến Huyện trở xuống, song không vì thế mà bạn không gặp những trở ngại khó khăn khi mới bắt đầu mở hiệu thuốc. Lúc này, việc đầu tiên cần làm là phải tham khảo ý kiến từ những chuyên gia trong ngành. Những người đã mở quầy thuốc trước đó để thấy được những khó khăn, thách thức về hồ sơ cũng như vấn đề quản lý mô hình quầy thuốc.
Những chuyên gia trong ngành có thể tham vấn cho bạn các bước cần thực hiện, chọn địa điểm, xây dựng cơ sở vật chất cho đến các thủ tục pháp lý… Đặc biệt, bạn còn tham khảo được từ họ quy cách vận hành và những rủi ro mang lại từ những người đi trước.
Tìm hiểu thị trường
Ngoài việc lấy ý kiến từ những chuyên gia trong ngành, bạn cũng cần phải tìm hiểu thị trường nơi bạn định mở quầy thuốc. Những thông tin về xu hướng phát triển dân cư quanh khu vực, xu hướng người tiêu dùng điều trị bệnh, các đối thủ cạnh tranh hiện có và sắp có.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng cho mình chiến lược marketing, thu hút các tệp khách hàng ví dụ như: người cao tuổi, người trung niên, học sinh, sinh viên hay các đối tượng phụ nữ mang bầu, trẻ nhỏ…
Kế hoạch tài chính
Tài chính cũng là vấn đề cần được ưu tiên và quan tâm hàng đầu khi bạn muốn mở quầy thuốc để kinh doanh, bởi đây là một trong những yếu tố để bạn có nguồn hàng, thuê mặt bằng vận hành và làm nhiều công việc khác.
Việc có kinh tế tài chính tốt sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong nhiều công đoạn thủ tục khi mở quầy thuốc, tuy nhiên vẫn cần phải có kế hoạch chi tiêu và tích kiệm 1 cách hợp lý. Cần có kế hoạch rõ ràng, định hướng các khoản chi tiêu trước khi bắt tay vào việc mở quầy thuốc để kinh doanh.
Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Dược chất lượng để mở quầy thuốc
Sau khi đọc được những thông tin hữu ích trên, nếu như muốn tự làm chủ một quầy thuốc trong tương lai thì việc đầu tiên bạn cần có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược. Đây là một bước quan trọng trong việc chuẩn bị để có thể mở quầy thuốc.
Có bằng cao đẳng Dược, bạn sẽ có kiến thức về cách sử dụng thuốc, các tác dụng phụ, tương tác giữa các loại thuốc, biết phân biệt các nhóm thuốc cũng như hướng dẫn và theo dõi được quá trình bán hàng tại quầy thuốc.
Lựa chọn một cơ sở đào tạo Cao đẳng Dược chất lượng sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội đến với ước mơ của mình. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những đơn vị đào tạo Cao đẳng Dược chất lượng, được Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đánh giá cao qua các lứa sinh viên tốt nghiệp.
Sinh viên học ngành Dược tại trường sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ cơ bản để có thể công tác tốt trong lĩnh vực ngành Dược. Với thời lượng 2.535 giờ học lý thuyết + thực hành tương đương với 104 tín chỉ, sẽ giúp sinh viên có đủ kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nhà trường còn liên kết với Khoa Dược bệnh viện, các chuỗi nhà thuốc lớn để sinh viên có thể tiếp xúc với môi trường thực tế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Chỉ với 3 năm học tập, bạn đã có trong tay tấm bằng Cao đẳng Dược, bước đệm cho hành trình mở quầy thuốc của bản thân. Đặc biệt, đối với những sinh viên có bằng Cao đẳng Dược đạt loại khá trở lên có thể học liên thông lên Đại học Dược, mở được nhà thuốc chuẩn GPP.
Ngoài lĩnh vực ngành Dược, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch còn đào tạo các chuyên ngành khác như:
- Cao đẳng Điều dưỡng
- Cao đẳng Y sĩ đa khoa
- Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng
- Trung cấp Y học cổ truyền.
Thí sinh có nguyện vọng học tập ngành Dược hoặc một trong các ngành thuộc lĩnh vực Y Dược có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển tại văn phòng tuyển sinh của Trường: Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về việc bằng Cao đẳng Dược có mở được quầy thuốc không. Việc nắm vững các quy định pháp luật, có kế hoạch tài chính rõ ràng và sự tư vấn chuyên môn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc khởi nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm.