Ngành Dược đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành Y tế, những Dược sĩ phải trực tiếp tham gia vào quá trình phân phối thuốc và điều trị cho bệnh nhân. Chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ trong ngành Dược.
Định nghĩa và tầm quan trọng chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược
Cùng tìm hiểu về Chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược, đây là yêu cầu bắt buộc để người học nghề dược có thể làm việc hợp pháp trong các cơ sở y tế, nhà thuốc, công ty dược phẩm, hoặc các tổ chức liên quan đến dược.
Định nghĩa về chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược
Chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược là một giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng Dược và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Chứng chỉ này xác nhận người sở hữu có đủ năng lực và điều kiện để hành nghề trong lĩnh vực dược, bao gồm các hoạt động như tư vấn sử dụng thuốc, phân phối dược phẩm, nghiên cứu, phát triển sản phẩm dược và các công việc liên quan khác trong ngành dược phẩm.
Tầm quan trọng chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược
Đối với người hành nghề, chứng chỉ là điều kiện quan trọng để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Những người có chứng chỉ hành nghề sẽ dễ dàng tìm được việc làm tại các cơ sở y tế, công ty dược phẩm, hay mở các cơ sở kinh doanh dược phẩm của riêng mình. Chứng chỉ này cũng là bước đệm để họ có thể phát triển sự nghiệp lâu dài, học lên các trình độ cao hơn như đại học dược, hoặc các chứng chỉ chuyên ngành để nâng cao chuyên môn.
Chứng chỉ hành nghề còn giúp nâng cao uy tín của người hành nghề. Các bệnh viện, nhà thuốc, hay công ty dược phẩm luôn yêu cầu chứng chỉ hành nghề như một điều kiện tiên quyết khi tuyển dụng dược sĩ. Điều này chứng tỏ rằng người sở hữu chứng chỉ đã được đào tạo bài bản và có đủ năng lực để đảm nhận công việc chuyên môn.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược
Tại Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Điều kiện về văn bằng trình độ chuyên môn
Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sĩ);
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
- Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
- Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
Điều kiện về thời gian hành nghề
Người xin cấp chứng chỉ cần có thời gian thực hành tại các cơ sở kinh doanh Dược hoặc bộ phận Dược thuộc cơ sở khám – chữa bệnh, trường đào tạo ngành Dược, cơ sở nghiên cứu – kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quản quản lý Dược, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực Dược tại Việt Nam (gọi chung là cơ sở Dược). Cụ thể:
- Với người bị thu hồi chứng chỉ không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn về Dược.
- Với người có văn bằng chuyên môn theo quy định tại điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật Dược 2016 thời gian thực hành sẽ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Với người trình độ chuyên khoa sau đại học được giảm thời gian thực hành còn 6 tháng nếu có bằng Thạc sĩ hoặc Chuyên khoa I, 1 năm nếu có bằng Tiến sĩ hoặc Chuyên khoa II.
Bên cạnh đó cần phải có sức khỏe tốt mới có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược.
Học ở đâu đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược
Những người muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược cần phải có bằng Cao đẳng Dược, thời gian thực hành tại các cơ sở liên quan đến dược phẩm trong thời gian khoảng 2 năm theo quy định.
Các bạn có thể lựa chọn các trường đào tạo Cao đẳng Dược được đánh giá tốt như Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur… Với thời gian đào tạo hệ Cao đẳng chính quy trong vòng 3 năm, thí sinh được học những kiến thức tốt nhất liên quan đến lĩnh vực ngành Dược, đủ điều kiện làm việc tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm, nhà thuốc, khoa dược bệnh viện… Đây chắc chắn là khởi đầu cho những người muốn có được chứng chỉ hành nghề Dược.
Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược
Để xin cấp chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược, người có yêu cầu cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược
– Đơn đề nghị cấp có ảnh chân dung chụp trong thời gian không quá 06 tháng của người đề nghị cấp chứng chỉ.
– Văn bằng chuyên môn (bản sao).
– Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ.
– Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn (nếu có – do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp).
– Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược nếu bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
– Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn (bản sao chứng thực).
– Phiếu lý lịch tư pháp.
Quy trình các bước xin cấp chứng chỉ hành nghề Dược
* Bước 1: Gửi hồ sơ
Người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:
+ Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi;
+ Sở Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ.
* Bước 2: Trả phiếu tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01.
* Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược là 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu không cấp thì cơ quan này phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do vì sao không cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người có yêu cầu.
* Bước 4: Công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:
– Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
– Số Chứng chỉ hành nghề dược;
– Phạm vi hoạt động chuyên môn.
Căn cứ phụ lục ban hành kèm Thông tư 277 năm 2016 của Bộ Tài chính, lệ phí thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược là 500.000 đồng/hồ sơ.
Các vấn đề pháp lý liên quan đến chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược
Người có chứng chỉ hành nghề Dược ngoài việc phải tuân theo những quy định về chuyên môn, còn phải nắm vững được những chính sách liên quan đến pháp luật.
Phạm vi hành nghề người có chứng chỉ hành nghề Dược
Căn cứ Điều 11 Luật Dược 2016 quy định về các vị trí công việc cần có chứng chỉ hành nghề dược bao gồm như sau:
Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
– Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
– Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Mỗi cá nhân chỉ được cấp một chứng chỉ hành nghề Dược. Trên chứng chỉ hành nghề Dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có chứng chỉ hành nghề Dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Nhiệm vụ người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Theo Điều 31 Luật Dược 2016 quy định nghĩa vụ của người hành nghề dược cụ thể:
– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Luật này.
– Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa Điểm kinh doanh dược.
– Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
– Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
– Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
– Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.
Và Điều 11 Luật Dược 2016 quy định vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
– Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
– Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ hội và lợi ích khi có chứng chỉ hành nghề cao đẳng Dược
Chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược là một yếu tố quan trọng đối với những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao đẳng Dược và mong muốn tham gia vào công việc chuyên môn trong ngành dược. Việc sở hữu chứng chỉ hành nghề không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực này.
Những người được cấp chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược có cơ hội việc làm vô cùng đa dạng:
- Có thể làm việc tại các nhà thuốc bệnh viện, các phòng khám hoặc công ty dược phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm thuốc.
- Mở cho bản thân cơ hội tự kinh doanh, làm chủ quầy thuốc hoặc tư vấn chăm sóc sức khỏe.
- Có mức thu nhập ổn định và tiềm năng phát triển cao khi được công nhận và đánh giá về trình độ năng lực.
- Tham gia vào các chương trình đào tạo và nghiên cứu, các khóa học chuyên sâu về dược lâm sàng, dược lý, quản lý dược phẩm, hay các lĩnh vực dược học hiện đại luôn sẵn sàng cho những người muốn phát triển nghề nghiệp.
- Có được sự uy tín trong nghề nghiệp, xây dựng uy tín cá nhân, tạo niềm tin đối với bệnh nhân và các đối tác trong ngành dược. Đặc biệt, đối với các cơ sở y tế và nhà thuốc, việc sở hữu chứng chỉ hành nghề Dược là yếu tố quyết định sự tín nhiệm và sự hợp tác với các bệnh nhân cũng như đối tác.
Việc sở hữu chứng chỉ hành nghề Cao đẳng Dược mang lại cơ hội làm việc tại các cơ sở y tế, công ty dược phẩm, mở cửa cho cơ hội tự kinh doanh, thu nhập ổn định và tiềm năng thăng tiến cao. Đồng thời, chứng chỉ hành nghề cũng giúp người hành nghề nâng cao uy tín, trách nhiệm và chuyên môn trong lĩnh vực dược, đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.