Ngành Dược Việt Nam hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm thuốc nhằm bảo vệ cải thiện sức khỏe con người. Chính điều này cũng khiến cho xu hướng học tập ngành Dược tăng lên, được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Cùng tìm hiểu chi tiết về ngành Dược cũng như chương trình học ngành Dược hiện nay.
Tổng quan về ngành Dược hiện nay
Ngành Dược là một lĩnh vực liên quan đến thuốc, ngoài sản xuất, điều chế, những người làm trong ngành Dược còn chịu trách nhiệm tư vấn sản phẩm thuốc đến người dùng.
Ngành Dược là gì?
Ngành Dược hay Dược học (Pharmacy) là tên gọi chỉ chung một ngành nghề Y tế trong đó người làm ngành Dược chuyên về bào chế, sản xuất các loại thuốc (dược phẩm) cũng như thực hiện phân phối thuốc chữa bệnh. Người hành nghề trong ngành Dược được gọi là Dược sĩ, là những người trực tiếp đảm nhiệm các công việc trên, đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả các loại thuốc dược phẩm.
Xu hướng học ngành Dược những năm gần đây
Những năm gần đây, ngành Dược ngày càng trở nên phổ biến và thu hút rất đông sự quan tâm của các bạn trẻ. Lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như phát triển đa dạng trong bối cảnh người người, nhà nhà quan tâm tới sức khỏe bản thân.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành dược phẩm khiến cho nhu cầu về Dược sĩ, nghiên cứu dược phẩm và các chuyên gia tư vấn dược phẩm càng cần nhiều hơn. Hơn nữa, sự thay đổi trong các chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng đã làm cho ngành dược trở thành một lĩnh vực hấp dẫn, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, tạo cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những ai theo đuổi ngành học này.
Chương trình ngành Dược học mấy năm và học ra sao
Để có thể học ngành Dược, thí sinh có thể lựa chọn chương trình học hệ Trung cấp, Cao đẳng Dược hoặc Đại học. Để chuẩn hóa năng lực ngành Y tế nói chung và ngành Dược nói riêng, đối với những thí sinh đã có bằng Trung cấp ngành Dược nên học liên thông Cao đẳng hoặc Đại học để có thể mở rộng cơ hội việc làm.
Thông tin về chương trình học ngành Dược hệ Cao đẳng và Đại học. Mỗi trường sẽ có chương trình học và các môn học khác nhau, dưới đây là những môn học cơ bản trong chương trình học ngành Dược.
Hệ Cao đẳng |
Hệ Đại học |
|
Điều kiện học ngành Dược | – Thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT;
– Thí sinh đạt hạnh kiểm khá trở lên; – Thí sinh đạt điểm học bạ từ 5.0 trở lên. |
– Thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT;
– Thí sinh đạt điểm cao từ 23 đến 25 điểm một trong các khối: B00; A00; A02; B03. |
Thời gian học | – Từ 2 đến 3 năm. | – từ 4 đến 5 năm. |
Học phí ngành Dược | – Từ 20 đến 25 triệu đồng/ năm học. | – Từ 25 đến 40 triệu đồng/ năm học. |
Chương trình học ngành Dược | Kiến thức đại cương
– Giáo dục chính trị. – Pháp luật. – Giáo dục thể chất. – Giáo dục quốc phòng và an ninh. – Tin học. – Tiếng anh. Kiến thức cơ sở ngành – Hóa học đại cương – vô cơ. – Sinh học và di truyền. – Lý sinh. – Hóa sinh. – Giải phẫu – sinh lý. – Vi sinh – Ký sinh trùng. – Bệnh học cơ sở. – Hóa phân tích. – Y đức – tổ chức y tế. – Thực vật Dược. Kiến thức chuyên ngành – Hóa dược. – Dược lý. – Dược liệu. – Dược học cổ truyền. – Bào chế. – Kiểm nghiệm thuốc và độc chất. – Đảm bảo chất lượng thuốc – quản lý tồn trữ. – Tổ chức quản lý Dược – quản trị kinh doanh. – Marketing Dược – Kỹ năng giao tiếp bán thuốc. – Pháp chế Dược. Kiến thức tự chọn – Dược lâm sàng. – Cung ứng thuốc. Thực tập tốt nghiệp – Thực tập tốt nghiệp tại bệnh viện. – Thực tập tốt nghiệp Dược tại Công ty Dược. – Thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc. |
Kiến thức đại cương
– Tư tưởng Hồ Chí Minh. – Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê nin. – Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. – Tiếng Anh. – Giáo dục Quốc phòng-An ninh. – Giáo dục thể chất. – Toán – Xác suất thống kê. – Tin học. – Vật lý đại cương. – Hóa đại cương vô cơ. – Sinh học. – Tâm lý và đạo đức y dược học. – Phương pháp NCKH. Kiến thức cơ sở ngành – Hóa phân tích. – Giải phẫu – Sinh lý. – Miễn dịch – Sinh lý bệnh. – Hóa sinh. – Vi sinh. – Ký sinh trùng. – Hóa hữu cơ. – Thực vật dược. Kiến thức chuyên ngành – Dược động học. – Dược lý. – Dược liệu. – Hóa dược. – Bào chế & Sinh dược học. – Công nghệ sản xuất dược phẩm. – Dược học cổ truyền. – Pháp chế dược. – Quản lý và kinh tế dược. – Dược lâm sàng. – Kiểm nghiệm dược phẩm. – Độc chất học. – Thủ thuật bào chế. – Thực hành các môn học. – Marketing Dược. – Hệ thống quản lý cung ứng thuốc. – Dược bệnh viện. – Sử dụng thuốc trong điều trị. Kiến thức tự chọn – Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh dược. – Hóa sinh lâm sàng. – Quản trị Dược. – Dược lý Dược liệu. – Dược xã hội học. Thực hành, thực tập bệnh viện |
Chương trình đào tạo ngành dược thường bao gồm cả kiến thức lý thuyết lẫn thực hành. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức vững chắc về hóa học, sinh học, sinh lý học, dược lý và nhiều môn học liên quan khác.
- Học lý thuyết
Trong giai đoạn đầu, sinh viên sẽ tiếp xúc với các môn học cơ bản như hóa học hữu cơ, hóa học vô cơ, sinh học tế bào… Những kiến thức này là nền tảng cho việc học các môn chuyên ngành về dược.
- Thực hành và thực tập
Sau khi hoàn thành phần lý thuyết, sinh viên sẽ tiến hành thực tập tại các cơ sở sản xuất dược phẩm hoặc bệnh viện. Giai đoạn này rất quan trọng vì giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
Công việc sau khi học xong ngành Dược
Ngành Dược không chỉ thú vị mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, rất nhiều công việc trong lĩnh vực ngành Dược mà bạn có thể lựa chọn.
-
Làm việc tại các nhà thuốc
Lựa chọn làm việc tại các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện là công việc mà một Dược sĩ thường hay lựa chọn. Nơi họ có thể tư vấn trực tiếp về các loại thuốc cho bệnh nhân. Đây là một công việc tương đối ổn định và mang lại sự hài lòng cho những ai yêu thích công việc giao tiếp với cộng đồng.
-
Các công ty dược phẩm
Các công ty dược phẩm thường tuyển dụng dược sĩ cho nhiều vị trí khác nhau như nghiên cứu và phát triển, quản lý chất lượng, và marketing dược phẩm. Làm việc trong môi trường này thường mang lại nhiều cơ hội thăng tiến và học hỏi.
-
Giảng viên ngành Dược
Giảng viên ngành dược giảng dạy các môn học liên quan đến dược học, dược lý, bào chế thuốc tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo.
-
Nhà phân phối dược phẩm
Các chuyên gia phân phối dược phẩm chịu trách nhiệm bán hàng và phân phối thuốc đến các nhà thuốc, bệnh viện, phòng khám. Họ cũng làm việc với các công ty dược để tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Với sự gia tăng nhu cầu về thuốc và chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia trong ngành dược đang trở thành những người có cơ hội việc làm vô cùng lớn.
Mức lương ngành Dược và xu thế phát triển ngành Dược Việt Nam
Mức lương là một trong những yếu tố quan trọng mà nhiều người quan tâm khi chọn ngành dược. Mặt khác, mức lương có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc và khu vực địa lý.
Mức lương ngành Dược hiện nay
Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất đến mức lương. Những người có nhiều năm kinh nghiệm thường nhận được mức lương cao hơn so với những người mới ra trường. Hơn nữa, những người làm việc trong các công ty dược phẩm lớn thường có mức lương cao hơn so với những người làm việc cho các cơ sở nhỏ hơn.
- Sinh viên mới ra trường, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm, vẫn có thể nhận được mức lương khởi điểm khá hấp dẫn. Mức lương này có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng thường nằm trong khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng.
- Dược sĩ làm việc tại các bệnh viện hoặc nhà thuốc có thể nhận được mức lương khởi điểm từ 7-10 triệu đồng/tháng, với các dược sĩ có nhiều năm kinh nghiệm hoặc làm việc tại các cơ sở lớn, mức lương có thể lên đến 15-20 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.
- Các nhà nghiên cứu dược phẩm và giảng viên ngành dược, tùy thuộc vào công việc nghiên cứu hay giảng dạy, có thể nhận được mức lương từ 10 triệu đồng/tháng trở lên, và có thể cao hơn nếu làm việc tại các viện nghiên cứu quốc tế hoặc các trường đại học lớn.
- Người làm trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, đặc biệt là kỹ sư dược hoặc quản lý dược phẩm, thường có mức lương dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng, tùy vào vị trí công việc và quy mô công ty.
- Các chuyên gia dược phẩm có kinh nghiệm hoặc làm việc tại các công ty dược phẩm quốc tế có thể nhận mức lương lên tới 40 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.
Có thể thấy mức lương ngành Dược vô cùng hấp dẫn, chính điều này khiến cho ngành Dược hàng năm được rất nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký học tập.
Xu hướng phát triển ngành Dược Việt Nam trong tương lai
Trong tương lai, ngành dược Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của người dân và xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Một trong những xu hướng nổi bật là sự phát triển của công nghiệp dược phẩm nội địa, khi các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu.
Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ thúc đẩy việc sản xuất các loại thuốc đặc trị, dược phẩm sinh học và thuốc generics. Ngành dược cũng sẽ chứng kiến sự chuyển mình với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nghiên cứu và phát triển thuốc, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện chất lượng thuốc.
Thêm vào đó, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ mở rộng, đặc biệt là trong bối cảnh các hiệp định thương mại quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu dược phẩm Việt Nam ra thế giới. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các công ty dược phẩm trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường quốc tế.
Ngành dược là một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội. Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, cũng như nhu cầu ngày càng cao về sức khỏe con người, ngành dược sẽ tiếp tục thu hút nhiều sinh viên. Qua bài viết này của ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Phạm Ngọc Thạch, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về thời gian học, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành dược, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.