Học ngành Dược ra trường làm gì? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều thí sinh cần giải đáp khi muốn lựa chọn học tập trong lĩnh vực này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết về những cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Đánh giá chung tỷ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Dược

Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, sinh viên có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, với mức thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến. Theo thống kê tỷ lệ việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược đạt từ 80 – 95%. Tỷ lệ cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng khu vực, thời điểm và các yếu tố khác như trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc và mạng lưới kết nối nghề nghiệp của sinh viên.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên có việc làm ngành Dược cao hay thấp cũng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như môi trường làm việc, vị trí việc làm, trình độ học vấn, kinh nghiệm. Tuy nhiên có thể thấy rằng cơ hội việc làm trong ngành Dược những năm gần đây tăng cao do nhu cầu thị trường phát triển mạnh mẽ. Vậy ngành Dược sau khi tốt nghiệp có thể làm được những công việc gì?

Ngành Dược ra trường làm gì để có thu nhập cao?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược dù là hệ Đại học hay Cao đẳng Dược đều có những hướng đi khác nhau khi lựa chọn nghề nghiệp. Học ngành Dược không chỉ bán thuốc mà còn có nhiều lĩnh vực khác mà các Dược sĩ có thể tham gia.

Làm việc trong hệ thống nhà nước

Dược sĩ có thể lựa chọn làm việc tại các hệ thống nhà nước, như khoa Dược bệnh viện hay các cơ sở sản xuất dược phẩm. Hệ thống ngành Dược cũng đa dạng với các tổ chức nghiên cứu và phát triển dược phẩm cho các ứng viên lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành Dược.

  • Làm việc tại các bệnh viện tuyến nhà nước

Bệnh viện là một trong những nơi mà các thí sinh học tập trong lĩnh vực Y Dược đều muốn làm việc, tại đây Dược sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân khi tham gia làm việc tại khoa Dược bệnh viện. Dược sĩ có thể làm tại khoa Dược của bệnh viện, nhà thuốc bệnh viện.

Dược sĩ tại bệnh viện thường làm việc cùng với các bác sĩ và điều dưỡng để xây dựng phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Họ cần đánh giá lịch sử bệnh án và các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để tránh tương tác thuốc nguy hiểm.

Ở các bệnh viện nhà nước, Dược sĩ sẽ có mức lương được tính theo hệ số cấp bậc theo đúng quy định của Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó cũng có lương, thưởng phụ cấp theo quy định của từng đơn vị.

  • Làm việc tại các công ty sản xuất dược phẩm

Dược sĩ cũng có thể tham gia vào việc nghiên cứu lâm sàng, phát triển các phương pháp điều trị thông qua việc sử dụng thuốc điều trị bệnh. Có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất dược phẩm của nhà nước như: Tổng Công ty Dược Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược liệu TW2…

Các công ty này không chỉ cung cấp các sản phẩm dược phẩm mà còn đóng vai trò trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng ngừa, vắc-xin, và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.

Làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân

Ngoài hệ thống nhà nước, Dược sĩ sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các bệnh viện tư nhân với mức lương hấp dẫn hơn ở các cơ sở y tế nhà nước, các hệ thống bán lẻ thuốc như quầy thuốc hay nhà thuốc, Dược sĩ cũng có thể tham gia vào nghiên cứu phát triển sản phẩm…

  • Làm việc tại các nhà thuốc, quầy thuốc 

Đây là công việc chính của những Dược sĩ sau khi học xong, họ thường sẽ làm ở các nhà thuốc, quầy thuốc. Công việc chính của Dược sĩ tại đây là tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Điều này bao gồm việc giải thích về liều lượng, tác dụng phụ, cũng như cách bảo quản thuốc. Để làm tốt công việc này, dược sĩ cần có kiến thức chuyên môn vững vàng cũng như khả năng giao tiếp tốt.

Dược sĩ còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác như kiểm tra đơn thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc, và quản lý kho thuốc. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp đảm bảo rằng việc cung cấp thuốc diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.

  • Nghiên cứu và phát triển thuốc

Đây là lĩnh vực quan trọng nhất trong ngành dược phẩm, nơi các nhà khoa học nghiên cứu, phát triển công thức thuốc mới, thử nghiệm lâm sàng, và cải tiến các sản phẩm hiện có. Công việc này yêu cầu sự sáng tạo và khả năng phân tích cao, đồng thời đòi hỏi kiến thức sâu rộng về hóa học, sinh học và các quy trình sản xuất thuốc.

Công việc này không hề dễ dàng, bù lại sự thành công trong lĩnh vực này có thể mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đặc biệt, bạn cũng có thể nhận được mức thu nhập xứng đáng với công việc nghiên cứu và phát triển Dược phẩm này.

  • Kinh doanh và quản lý dược phẩm

Một công việc đáng mơ ước nữa để trả lời cho câu hỏi học ngành Dược ra làm gì? Câu trả lời chính là “làm chủ”. Bạn có thể tự mở quầy thuốc, nhà thuốc để kinh doanh dược phẩm hoặc cũng có thể mở những công ty sản xuất thuốc nếu đáp ứng được những điều kiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Bên cạnh đó bạn có thể tham gia vào công tác quản lý các công ty dược phẩm, từ việc lập kế hoạch chiến lược đến quản lý nguồn nhân lực. Vị trí này yêu cầu bạn không chỉ có kiến thức về dược phẩm mà còn cần biết cách điều hành một doanh nghiệp hiệu quả.

Đây chính là cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp nếu như bạn nắm chắc kiến thức chuyên môn, cũng như có năng lực, tư duy của một nhà lãnh đạo thì chắc chắn bạn sẽ có mức thu nhập hấp dẫn và thành công ở lĩnh vực này.

Những tố chất cần có để thành công trong ngành Dược

Ngành Dược là một trong những ngành học đầy thách thức và mang tính cạnh tranh. Dù bạn cầm trên tay tấm bằng Đại học Dược hay bằng Cao đẳng Dược ra làm gì, cũng cần phải có đầy đủ các tố chất quan trọng của Dược sĩ, để có thể tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm ngành Dược tốt với mức thu nhập cao.

Kiến thức chuyên môn vững vàng

Không chỉ riêng ngành Dược mà cả trong các lĩnh vực khác thì kiến thức chuyên môn cũng chính là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn tồn tại trong nghề. Nắm vững các kiến thức về dược lý, hóa học, sinh học và các lĩnh vực liên quan… là cực kỳ quan trọng. Những kiến thức này không chỉ giúp bạn hiểu rõ về thuốc và cách chúng hoạt động trong cơ thể mà còn giúp bạn đưa ra quyết định chính xác trong quá trình tư vấn và điều trị.

Đừng nghĩ rằng chỉ học tập các kiến thức trong trường học, bạn nên cập nhật thường xuyên các kiến thức mới, từ các nguồn tài liệu phong phú như sách, internet để hiểu biết nhiều hơn về các loại thuốc, cập nhật thêm cả về thị trường hiện nay. Điều này giúp bạn phối hợp, giao tiếp hiệu quả với các chuyên gia y tế, dược sĩ, bác sĩ… tạo điều kiện cho bạn nâng cấp thêm những kiến thức chuyên môn của bản thân.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Là một Dược sĩ, bạn sẽ cần phải tư vấn cho bệnh nhân của mình về công dụng cũng như cách sử dụng thuốc hiệu quả. Việc giao tiếp tốt giúp bạn truyền tải đến bệnh nhân sử dụng thuốc phù hợp nhất, giúp bệnh nhân giải quyết những lo lắng trong quá trình điều trị.

Khả năng giao tiếp rõ ràng, tự tin, chuyên nghiệp còn giúp bạn rất nhiều trong việc trao đổi với bác sĩ, đưa ra tư vấn sử dụng kết hợp thuốc cho người bệnh, bên cạnh đó có thể trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực dược phẩm, xử lý các tình huống liên quan đến phản ứng thuốc… Điều này góp phần rất nhiều trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được tốt nhất.

Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp tốt cộng thêm kiến thức chuyên môn vững vàng còn có thể giúp bạn thuyết phục đối tác, khách hàng ký đơn hàng, nếu như bạn có riêng cho mình một công ty sản xuất dược phẩm hoặc kinh doanh thuốc. Đây chính là lợi thế cũng như là những tố chất cần có của một Dược sĩ chuyên nghiệp mà bạn cần có.

Khả năng làm việc dưới áp lực

Ngành Dược cũng có những thách thức, áp lực nhất định, là một Dược sĩ tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe, điều trị cho người bệnh, sẽ có những tình huống sốc phản vệ với thuốc, dị ứng thuốc, hoặc trường hợp cấp cứu… lúc này bạn cần phải có khả năng làm việc dưới áp lực và cường độ cao, đưa ra những phán đoán, quyết định chính xác để có thể giải quyết tình huống.

Khả năng làm việc dưới áp lực là rất cần thiết, bạn cần phải giữ bình tĩnh, suy nghĩ logic và phản ứng nhanh chóng trong những tình huống như vậy. Đây chính là thách thức trong công việc hàng ngày mà bạn sẽ phải trải qua, nếu làm tốt sẽ mang lại sự hài lòng, tin tưởng cho bệnh nhân.

Xu hướng và thách thức trong ngành Dược hiện nay

Học ngành Dược ra làm gì? Câu hỏi này không khó tuy nhiên khi cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân bạn cũng nên nhìn nhận về xu hướng phát triển của ngành Dược hiện nay tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Thay đổi dựa vào nhu cầu thị trường

Theo Tổng cục thống kê, số người trên 60 tuổi khoảng 13 triệu người tương đương với 13,17% tổng dân số Việt Nam vào năm 2022. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 29,22 triệu người, chiếm 25,35% tổng dân số Việt Nam vào năm 2050.

Do đó ngành dược Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng kép 8% trong dài hạn, góp phần thúc đẩy nhu cầu thị trường bởi:

  • Đối với người cao tuổi, các vấn đề về sức khỏe sẽ xuất hiện nhiều và nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc sẽ cao hơn đối với người ở độ tuổi lao động.
  • Người lao động sẽ cần các loại thuốc bổ sung tăng cường sức khỏe, các loại thuốc phòng ngừa bệnh tật.

Nhiều công ty dược phẩm đang chuyển sang phát triển các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Cạnh tranh trong ngành

Với số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Dược là khá lớn, nhu cầu việc làm cũng tăng theo do đó việc bạn cần phải nắm được kiến thức chuyên môn tốt, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm bản thân, chỉ có như vậy mới đáp ứng được công việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện hay các công ty dược phẩm.

Sự phát triển công nghệ số

Công nghệ đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành Dược. Các công ty dược phẩm đang đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để cải thiện quy trình sản xuất và phân phối thuốc.

Dược sĩ cần nắm bắt những xu hướng này để áp dụng kiến thức của mình vào thực tiễn. Do vậy, nâng cao kiến thức học tập thêm về máy tính, các liệu pháp gen, ứng dụng vào điều trị bệnh cũng là một trong những thế mạnh mà bạn cần nắm lấy để có được cơ hội việc làm tốt nhất.

Giáo dục và đào tạo

Với rất nhiều cơ hội và thách thức trong nghề nghiệp, cử nhân ngành Dược có thể lựa chọn nhiều hướng đi khác nhau, từ làm việc tại nhà thuốc, bệnh viện cho đến nghiên cứu và phát triển thuốc. Việc lựa chọn học tập tại một số trường chuyên ngành Dược cũng sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng tay nghề.

  • Một số trường Đại học: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Thái Nguyên, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh…
  • Một số trường Cao đẳng: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur…

Lựa chọn cho bản thân mình một cơ sở đào tạo tốt sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức, có thể trau dồi tay nghề ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường.

Bên cạnh đó các trường học cũng phải quan tâm đến chất lượng đào tạo, đào tạo đạt chuẩn quy định cũng như cải thiện cơ sở vật chất, cập nhật những thông tư, những kiến thức mới nhất từ Bộ Y tế, từ các đơn vị nghiên cứu liên quan đã được Nhà nước xác nhận… giúp sinh viên có thêm kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực ngành Dược.

Việc nắm bắt được xu hướng, thách thức sẽ giúp bạn có được những cái nhìn rõ hơn về tương lai nghề nghiệp của bản thân khi quyết định học ngành Dược ra trường làm gì?. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và lựa chọn đúng đắn với nghề nghiệp mà mình lựa chọn.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)