Ngành Phục hồi chức năng học những gì? Trong xã hội hiện đại, với sự gia tăng về số lượng bệnh nhân cần phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật hoặc các vấn đề sức khỏe khác, ngành phục hồi chức năng đang trở thành một lĩnh vực rất quan trọng và thu hút nhiều sự quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung của ngành học này và những điều cần biết để theo đuổi nó.

Ngành phục hồi chức năng học những gì?

Ngành Phục hồi Chức năng học những gì trong chương trình
Ngành Phục hồi Chức năng học những gì trong chương trình

Ngành phục hồi chức năng, hay còn gọi là Physiotherapy, tập trung vào việc giúp đỡ những người bị tổn thương, khuyết tật hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Khi theo học ngành Phục hồi chức năng, thí sinh sẽ được học những kiến thức cơ bản trong ngành Phục hồi chức năng bao gồm:

  • Giải phẫu học: Tìm hiểu về những cấu trúc và chức năng của cơ thể người.
  • Sinh lý học: Nghiên cứu về các bộ phận và sự vận động tương tác của chúng với nhau. Hiểu được sự thay đổi của cơ thể trong quá trình phục hồi.
  • Dược lý học: Công dụng và cách sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc giúp giảm đau, điều trị tình trạng của người bệnh.

Bên cạnh đó sinh viên cũng được học những kiến thức liên quan trực tiếp đến các kỹ thuật Phục hồi chức năng như:

  • Vật lý trị liệu: Sử dụng các phương pháp vật lý để giảm đau, cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân.
  • Hoạt động trị liệu: Học những bài tập từ cơ bản đến nâng cao giúp bệnh nhân dần hồi phục lại các chức năng đã mất.
  • Ngôn ngữ trị liệu: Can thiệp cho những người gặp khó khăn trong việc nói hoặc nuốt. Chuyên ngành này rất quan trọng đối với trẻ em và người lớn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề thần kinh.

Ngành phục hồi chức năng rất đa dạng, với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau mà sinh viên có thể lựa chọn khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Ngành phục hồi chức năng học những gì? Không chỉ dừng lại ở việc điều trị mà còn bao gồm cả giáo dục và hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân. Chương trình học ngành phục hồi chức năng thường bao gồm nhiều môn học liên quan đến y khoa, sinh lý học, tâm lý học và kỹ năng giao tiếp.

Mỗi một trường đào tạo sẽ có chương trình đào tạo khác nhau, tùy theo quy định của từng trường Đại học hay Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo quy định chung của khung chương trình mà Bộ Giáo dục & Đào tạo (khối Đại học) và Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (khối Cao đẳng) đưa ra.

Dưới đây là một ví dụ về nội dung chi tiết chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng.

TT

Đại học

Tổng số tín chỉ

Cao đẳng

Tổng số tín chỉ

1 1. Kiến thức giáo dục đại cương

– Những nguyên lý cơ bản của CNMLN

– Tư tưởng Hồ Chí Minh

– Đường lối CM của Đảng CSVN

– Tiếng Anh

– Tin học

– Xác suất – Thống kê y học

– Hóa học – Hóa sinh lâm sàng

– Sinh học và di truyền

– Vật lý và Lý sinh

– Giáo dục thể chất

– Giáo dục quốc phòng an ninh

30 tín chỉ 1. Kiến thức giáo dục đại cương

– Giáo dục chính trị

– Pháp luật

– Giáo dục quốc phòng và an ninh

– Tin học

– Tiếng anh

20 tín chỉ
2 2. Kiến thức cơ sở ngành

– Giải phẫu – Mô học

– Sinh lý – Sinh lý bệnh & Miễn dịch

– Dược lý

– Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu

– Bệnh học Nội khoa – Ngoại khoa

– Dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm

– TCYT – Chương trình YTQG – GDSK – SKMT

17 tín chỉ 2. Kiến thức cơ sở ngành

– Sinh học và di truyền

– Hóa sinh

– Lý sinh

– Giải phẫu – Sinh lý

– Sinh lý bệnh – miễn dịch

– Dược lý

– Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu

– Bệnh học cơ sở

– Y đức – tổ chức Y tế

– Truyền thông – giáo dục sức khỏe

– Vi sinh – ký sinh trùng

26 tín chỉ
3 3. Kiến thức chuyên ngành

– Giải phẫu chức năng

– Khoa học thần kinh

– Vận động học và sinh cơ học khớp/ cơ

– Lượng giá chức năng

– Vận động trị liệu

– Các phương thức điều trị Vật lý trị liệu

– Quá trình phát triển con người

– Chẩn đoán hình ảnh

– Bệnh lý và VLTL Cơ xương

– Bệnh lý và VLTL Thần kinh – cơ

Bệnh lý và VLTL Da – Tiết niệu – Nội tiết – Sinh học

– Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng

– Tổ chức và quản lý khoa VLTL PHCN – Kỹ năng giao tiếp chuyên ngành VLTL

60 tín chỉ 3. Kiến thức chuyên ngành

– Y học cổ truyền và dưỡng sinh

– Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh

– Ngôn ngữ trị liệu

– Xoa bóp trị liệu

– Thử cơ và đo tầm hoạt động

– Vật lý trị liệu

– Vận động trị liệu

– Bệnh lý và PHCN hệ thần kinh cơ

– Bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương

– Bệnh lý và PHCN hệ tim mạch – hô hấp

– Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

50 tín chỉ
4 4. Kiến thức tự chọn

– Thực hành Y học chứng cứ trong VLTL

– Tiếng anh chuyên ngành

– VLTL Cơ xương nâng cao

– VLTL Thần kinh – cơ nâng cao

– VLTL Hô hấp – Tim mạch nâng cao

– Thực tế PHCN dựa vào cộng đồng

12 tín chỉ 4. Kiến thức tự chọn

– Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm

– Dinh dưỡng – tiết chế

5 5. Thực tập

– Thực tập lâm sàng VLTL Cơ xương

– Thực tập lâm sàng VLTL Thần kinh – cơ

– Thực tập lâm sàng VLTL Tim mạch – hô hấp

– Thực tập lâm sàng VLTL Da, Tiết niệu, Nội tiết, Sinh dục

4 tín chỉ 5. Thực tập 

– Thực tập bệnh lý và PHCN hệ thần kinh cơ

– Thực tập bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương

– Thực tập bệnh lý và PHCN hệ tim mạch – hô hấp

– Thực hành

– Thực tập tốt nghiệp

Sự phát triển ngành ảnh hưởng tới chương trình Phục hồi chức năng

Phát triển của ngành Phục hồi Chức năng tương lai
Phát triển của ngành Phục hồi Chức năng tương lai

Trong những năm tới, ngành Phục hồi chức năng dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ với sự chuyển mình của công nghệ. Với sự gia tăng về số lượng bệnh nhân cần phục hồi, nhu cầu về các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng tăng lên.

  • Công nghệ thông tin: Việc áp dụng công nghệ thông tin trong phục hồi chức năng sẽ giúp cải thiện quy trình điều trị và theo dõi tiến trình của bệnh nhân hiệu quả hơn.
  • Nghiên cứu và phát triển: Ngành phục hồi chức năng đang ngày càng hội nhập với nghiên cứu y khoa, tạo ra nhiều phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn cho bệnh nhân.
  • Công nghệ AI: Ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo các robot phục hồi chức năng sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ bệnh nhân trong việc phục hồi khả năng vận động. AI sẽ giúp cải thiện khả năng chẩn đoán chính xác các vấn đề phục hồi chức năng, từ đó xây dựng các phác đồ điều trị cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.

Ngành phục hồi chức năng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, với sự hỗ trợ của công nghệ, y học tái tạo, và nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng. Do đó chương trình học Phục hồi chức năng tại các trường đào tạo như Đại học hay Cao đẳng cũng cần phải có những thay đổi trong phương pháp giảng dạy, để phù hợp với xu hướng phát triển của ngành.

Các trường học cần phải đào tạo sinh viên có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề Phục hồi chức năng lâm sàng, phục hồi chức năng cộng đồng, có khả năng thực hiện một số kỹ thuật cơ bản của chuyên ngành để phục vụ cho công tác dự phòng và chăm sóc Phục hồi chức năng cho người bệnh.

Lựa chọn chương trình học Phục hồi chức năng mang lại cơ hội tốt cho sinh viên

Lựa chọn một chương trình học ngành Phục hồi chức năng phù hợp không chỉ giúp sinh viên phát triển chuyên môn vững vàng mà còn mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong tương lai. Để có cơ hội tốt nhất, sinh viên cần cân nhắc một số yếu tố khi chọn chương trình học, từ chất lượng đào tạo đến cơ hội thực hành và triển vọng nghề nghiệp.

Một chương trình học tốt sẽ cung cấp cơ hội thực hành tại các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, hoặc các cơ sở y tế. Việc trải nghiệm thực tế là rất quan trọng để sinh viên áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

Đơn cử như Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, ngoài hệ thống phòng Lab thực hành, phòng skillslab được trang bị hiện đại ngay tại Trường, sinh viên còn cơ hội được đi thực tập – thực tế tại nhiều bệnh viện lớn uy tín trên địa bàn TP Hồ Chí Minh như:

  • Bệnh viện Tân Phú;
  • Bệnh viện Kỹ thuật Chỉnh hình Phục hồi chức năng;
  • Bệnh viện 1A;
  • Bệnh viện Hóc Môn.

Các khóa thực tập, chương trình lâm sàng giúp sinh viên học cách làm việc với bệnh nhân, phát triển kỹ năng giao tiếp, và xử lý các tình huống thực tế trong điều trị.

Ngành phục hồi chức năng không chỉ là một lĩnh vực đầy thử thách mà còn mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho những ai đam mê giúp đỡ người khác. Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, ngành này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng, mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Bài viết ở trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm ngành Phục hồi chức năng học những gì, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về chuyên ngành mà mình lựa chọn.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)