Mỗi một ngành nghề sẽ có một nhiệm vụ khác nhau, để theo học một ngành bạn cần phải hiểu được những nhiệm vụ mà mình sẽ phải đảm nhận. Nhiệm vụ cơ bản của ngành Dược là gì? Học tập ở đâu để có thể hoàn thành tốt được những nhiệm vụ mà ngành Dược yêu cầu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn về những thắc mắc ở trên.
Nhiệm vụ cơ bản của ngành Dược là gì?
Ngành Dược là một trong những ngành thuộc hệ thống khối ngành Y tế ở Việt Nam, ngành Dược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và cả cộng đồng. Những người làm trong lĩnh vực ngành Dược được gọi chung là Dược sĩ, vậy nhiệm vụ cơ bản của ngành Dược hay nói cách khác, nhiệm vụ cơ bản của một Dược sĩ là gì?
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Dược sĩ bao gồm những nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch và thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
- Tổ chức thực hiện pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
- Thực hiện công tác bảo đảm chất lượng thuốc pha chế tại đơn vị;
- Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc;
- Thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
- Quản lý, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong phạm vi được giao;
- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược, bao gồm: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu, cấp phát thuốc;
- Tham gia, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
- Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật cho học sinh, sinh viên và cán bộ y tế;
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến;
- Chịu trách nhiệm về công tác thống kê, báo cáo.
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản một Dược sĩ cần phải nắm được, tùy vào từng vị trí việc làm của Dược sĩ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau như: Dược sĩ bệnh viện, Dược sĩ nhà thuốc, Dược sĩ nghiên cứu sản phẩm thuốc,… Dược sĩ càng đảm nhiệm vai trò và chức vụ quan trọng như quản lý, giám sát… thì nhiệm vụ càng nhiều.
Nhiệm vụ ngành Dược có ý nghĩa gì đối với bệnh nhân
Nhiệm vụ của những người làm ngành Dược có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn sức khỏe.
-
Cung cấp thuốc an toàn, hiệu quả
Ngành Dược nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc có chất lượng cao, giúp bệnh nhân điều trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn. Việc đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất, thử nghiệm lâm sàng giúp giảm thiểu các rủi ro, tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Cung cấp cho bệnh nhân các loại thuốc phù hợp với từng loại bệnh lý, giúp điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế rủi ro khi sử dụng sai thuốc.
-
Tư vấn hỗ trợ người bệnh sử dụng thuốc
Giúp bệnh nhân hiểu rõ về cách sử dụng thuốc, liều dùng chính xác, thời gian sử dụng, và tác dụng phụ có thể xảy ra, từ đó giúp bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách và đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. Cảnh báo bệnh nhân về các tương tác thuốc có thể gây hại khi kết hợp với các thuốc khác hoặc thực phẩm, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ phản ứng không mong muốn.
-
Tăng hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị
Ngành Dược liên tục nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới, đặc biệt là các thuốc điều trị những bệnh chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả. Nhất là đối với các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư, từ đó giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống ổn định và lâu dài.
Ngành Dược còn giám sát chất lượng thuốc trên thị trường, đảm bảo bệnh nhân chỉ sử dụng những sản phẩm thuốc đạt chuẩn, giảm thiểu nguy cơ từ thuốc giả và thuốc kém chất lượng. Tất cả những nhiệm vụ này đều góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Học ngành Dược ở đâu có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành Dược, việc chọn lựa cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng là rất quan trọng.
Sinh viên cần hiểu sâu về cấu trúc và cơ chế tác dụng của thuốc, các phương pháp bào chế, và các quy định về quản lý dược phẩm. Bên cạnh đó việc thực hành và tiếp xúc với công việc thực tế tại các cơ sở y tế sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công việc của một dược sĩ, từ đó nâng cao khả năng tư vấn và giúp đỡ bệnh nhân. Ngoài kiến thức chuyên môn, các kỹ năng quản lý dược và sản xuất thuốc cũng rất quan trọng để đảm bảo công việc của một dược sĩ được thực hiện một cách hiệu quả.
Hiện nay, có các trường đào tạo ngành Dược bao gồm cả Cao đẳng Dược và Đại học, đáp ứng được chất lượng, sinh viên ra trường có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ bản của ngành Dược.
Các trường đào tạo ngành Dược hệ Đại học
Ở Việt Nam, nhiều trường đại học đào tạo ngành Dược chất lượng, cung cấp nền tảng vững chắc cho sinh viên trong việc phát triển nghề nghiệp. Với chương trình học chuyên sâu, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, giúp sinh viên có thể tiếp cận kiến thức chuyên môn. Không chỉ vậy các trường Đại học còn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội làm việc tại các bệnh viện, phòng khám và công ty dược phẩm lớn.
Một số trường Đại học đào tạo ngành Dược chất lượng hiện nay:
- Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: đào tạo các chuyên ngành Y đa khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Y tế công cộng, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức Dinh dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Cử nhân vật lý trị liệu.
Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: đào tạo các chuyên ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học, Khúc xạ Nhãn khoa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Dinh dưỡng, Y tế Công cộng.
Địa chỉ: Số 2 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Dược Hà Nội: đào tạo 2 chuyên ngành chính là Dược học và Hóa dược, ngoài ra còn có 2 chuyên ngành Hóa học và Công nghệ sinh học.
Địa chỉ: 13-15 P. Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội: đào tạo các chuyên ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật Hình ảnh Y học, Điều dưỡng.
Địa chỉ: Nhà Y1, 144 Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Các trường đào tạo ngành Dược hệ Cao đẳng
Đối với hệ Cao đẳng, các trường cũng là nơi đào tạo các chuyên ngành Dược với chương trình học chất lượng, kết hợp lý thuyết và thực hành tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Chương trình học bám sát nhu cầu thực tế của ngành, giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Một số trường tiêu biểu:
- Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo các chuyên ngành: Cao đẳng Dược, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng, Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Trung cấp Y học cổ truyền.
Địa chỉ: Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: đào tạo các chuyên ngành Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm, Phục hồi chức năng, Hộ sinh.
Địa chỉ: Toà nhà PTT – Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: đào tạo các chuyên ngành Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ thuật Vật lý trị liệu.
Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Trường Cao đẳng Y Hà Nội: đào tạo các chuyên ngành Cao đẳng Dược, Điều dưỡng, Chăm sóc sắc đẹp và Y sĩ đa khoa.
Địa chỉ: Số 456 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Những trường đào tạo trên mang đến cho sinh viên nền tảng kiến thức vững vàng và kỹ năng thực hành, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của ngành Dược trong bối cảnh ngày càng phát triển. Giúp sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận được những nhiệm vụ cơ bản của ngành Dược, góp phần trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.