Tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng không chỉ là ngôn ngữ chung trong giao tiếp quốc tế mà còn là công cụ quan trọng giúp các Điều dưỡng viên nắm bắt kiến thức mới, trao đổi với đồng nghiệp quốc tế và cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân. việc nắm vững tiếng Anh sẽ mang lại cho người làm nghề Điều dưỡng nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp, cùng tìm hiểu về tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng
Ngành Điều dưỡng là một lĩnh vực đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng giao tiếp tốt. Do đó, tiếng Anh đặc biệt quan trọng vì đây là ngôn ngữ chính sử dụng trong hầu hết tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn thực hành lâm sàng, các diễn đàn khoa học và môi trường làm việc quốc tế.
Ngành Điều dưỡng tiếng Anh là gì?
Trước khi tìm hiểu về tiếng Anh trong ngành Điều dưỡng, thì chúng ta cũng phải biết được rằng, Điều dưỡng trong tiếng Anh là gì? Các thuật ngữ của ngành Điều dưỡng mà bạn cần phải nắm được.
Khi nói đến Điều dưỡng viên, thuật ngữ tiếng Anh sử dụng là Nurse (chỉ chung cho cả nam và nữ) hoặc Registered Nurse (RN) nếu là y tá đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu bạn muốn đề cập đến các chuyên ngành khác trong lĩnh vực Điều dưỡng, có thể dùng những từ như:
- Nursing Care (Chăm sóc Điều dưỡng)
- Nursing Practice (Thực hành Điều dưỡng)
- Nursing Education (Giáo dục Điều dưỡng)
Khi học tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng, bạn sẽ làm quen với các từ vựng liên quan đến các kỹ thuật, quy trình, và giao tiếp trong môi trường y tế.
Tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc chăm sóc bệnh nhân
Điều dưỡng viên là một trong những người có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh, một Điều dưỡng cần phải thông thạo các quy trình, phương pháp điều trị. Nếu như nắm rõ được tiếng Anh chuyên ngành, sẽ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân khi có thể hiểu được những cách chăm sóc từ nhiều nền y học trên thế giới.
Bên cạnh đó, nắm rõ được tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp việc tương tác với bệnh nhân từ các quốc gia khác, không chỉ tạo ra môi trường chăm sóc thân thiện mà còn gia tăng sự hài lòng và tin tưởng của bệnh nhân đối với dịch vụ y tế chất lượng.
Cơ hội nghề nghiệp khi nắm vững tiếng Anh chuyên ngành
Nhiều tổ chức y tế lớn, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, luôn tìm kiếm nhân viên Điều dưỡng có khả năng giao tiếp tiếng Anh. Điều này cho phép người làm nghề Điều dưỡng dễ dàng tham gia các chương trình học tập và bước vào các lĩnh vực mới trong ngành y tế như nghiên cứu, giảng dạy hoặc làm việc tại các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Khả năng nói tiếng Anh tốt của Điều dưỡng sẽ giúp bạn có thêm cơ hội làm việc tại các tổ chức, viện nghiên cứu hay các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Giao tiếp với các chuyên gia y tế quốc tế
Với việc sử dụng tiếng Anh, các Điều dưỡng viên có thể nâng cao mức độ đào tạo nội bộ và chia sẻ kinh nghiệm với nền văn hóa y tế đa dạng. Bên cạnh việc giao tiếp với bệnh nhân, Điều dưỡng viên còn phải làm việc với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc sức khỏe. Do đó, cần phải giao tiếp tốt, hiểu được các thuật ngữ tiếng Anh, từ đó giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh.
Kỹ năng và từ vựng giúp học tốt tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng
Để thành công trong việc sử dụng tiếng Anh trong ngành Điều dưỡng, điều quan trọng là bạn cần cải thiện không chỉ khả năng nghe, nói mà còn cả đọc và viết. Mỗi kỹ năng đều đòi hỏi những phương pháp luyện tập cụ thể.
Kỹ năng nghe
Kỹ năng nghe (Listening skill) đóng vai trò quan trọng khi tiếp xúc với bệnh nhân cũng như trong việc nhận chỉ đạo từ bác sĩ. Việc tham gia các buổi thuyết trình, hội thảo hoặc các khóa học trực tuyến bằng tiếng Anh sẽ là cách tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng này. Ngoài ra, việc xem các clip video liên quan đến ngành Điều dưỡng có phụ đề tiếng Anh cũng là một hoạt động hữu ích.
Tích lũy kỹ năng nghe nghe sẽ giúp cho người Điều dưỡng trau dồi được khả năng tiếng Anh của bản thân, đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên.
Kỹ năng nói
Kỹ năng nói (Speaking skills) là một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong việc giao tiếp tiếng Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực Điều dưỡng. Điều dưỡng viên không chỉ cần giao tiếp với bệnh nhân mà còn phải trao đổi thông tin với các bác sĩ, đồng nghiệp và gia đình bệnh nhân.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách tham gia các lớp học tiếng Anh giao tiếp dành riêng cho Điều dưỡng, vừa luyện kỹ năng nói, vừa trau dồi khả năng giao tiếp qua các tình huống thực tế được dàn dựng, từ đó áp dụng vào thực tế. Luyện phát âm qua các bài học phát âm tiếng Anh hoặc nghe và bắt chước các mẫu câu từ các nguồn tài liệu chuẩn như các video, podcast, hoặc các bài giảng chuyên ngành.
Kỹ năng viết
Kỹ năng viết (Writing skills) là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc giao tiếp và làm việc trong môi trường y tế, đặc biệt là đối với các Điều dưỡng viên. Việc viết chính xác và rõ ràng không chỉ giúp Điều dưỡng viên ghi chép lại thông tin bệnh nhân, mà còn hỗ trợ trong việc trao đổi với các đồng nghiệp, bác sĩ và các chuyên gia y tế khác.
Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, hãy luyện các kỹ năng viết qua các phương pháp như: Tập trung vào ngữ pháp và chính tả, cải thiện khả năng viết báo cáo y tế.
Các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng thường gặp
Học từ vựng chuyên ngành là một trong những bước quan trọng trong việc thành thạo tiếng Anh. Vốn từ vựng cần thiết để bạn có thể giải thích các triệu chứng bệnh lý, đưa ra chỉ dẫn điều trị và thậm chí giao tiếp với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ.
Có rất nhiều tài liệu có sẵn trên internet, dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thường được sử dụng:
Các vị trí làm việc – Khoa Điều dưỡng
- Phòng khám nội trú (Internal Medicine) – /ɪnˈtɜːrnəl ˈmɛdɪsɪn/
- Khoa nhi (Pediatrics) – /ˌpiːdiˈætrɪks/
- Khoa da liễu (Dermatology) – /ˌdɜːrməˈtɒlədʒi/
- Khoa mắt học (Ophthalmology) – /ˌɑːfθælˈmɑːlədʒi/
- Khoa tai mũi họng (Otolaryngology) – /ˌoʊtoʊˌlærɪnˈɡɒlədʒi/
- Khoa răng hàm mặt (Dentistry) – /ˈdɛntɪstri/
- Khoa phụ sản (Obstetrics and Gynecology) – /əbˈstrɛtɪks ənd ˌɡaɪnɪˈkɒlədʒi/
- Khoa sản phụ khoa (Maternal-Fetal Medicine) – /məˈtɜːrnəl ˈfiːtl ˈmɛdɪsɪn/
- Khoa hồi sức cấp cứu (Emergency Medicine) – /ɪˈmɜːrdʒənsi ˈmɛdɪsɪn/
- Khoa phẫu thuật (Surgery) – /ˈsɜːrdʒəri/
- Khoa phục hồi chức năng (Physical Medicine and Rehabilitation) – /ˈfɪzɪkəl ˌmɛdəˈsɪn ənd ˌriːəˌbɪlɪˈteɪʃən/
- Khoa tim mạch (Cardiology) – /ˌkɑːrdiˈɑːlədʒi/
- Khoa hô hấp (Pulmonology) – /ˌpʌlməˈnɑːlədʒi/
- Khoa thần kinh học (Neurology) – /nʊˈrɑːlədʒi/
- Khoa tiêu hóa (Gastroenterology) – /ˌɡæstroʊˌɛntəˈrɒlədʒi/
- Khoa thận (Nephrology) – /ˌnɛfrəˈlɑːdʒi/
- Khoa huyết học (Hematology) – /ˌhiːməˈtɑːlədʒi/
- Khoa nhiễm (Infectious Diseases) – /ɪnˈfɛkʃəs dɪˈziːzɪz/
- Khoa tâm lý học (Psychiatry) – /saɪˈkaɪətri/
- Khoa ung thư (Oncology) – /ɒŋˈkɒlədʒi/
Từ vựng tiếng Anh Chuyên ngành Điều dưỡng về các loại bệnh
- Influenza – /ˌɪn.fluˈen.zə/ – Cảm cúm
- Headache – /ˈhɛd.eɪk/ – Đau đầu
- Fever – /ˈfiːvər/ – Sốt
- Cough – /kɒf/ – Ho
- Deafness – /ˈdɛfnɪs/ – Điếc
- Depression – /dɪˈprɛʃən/ – Trầm cảm
- Stress – /strɛs/ – Căng thẳng
- Anxiety – /æŋˈzaɪəti/ – Lo lắng
- Memory loss – /ˈmɛməri lɒs/ – Mất trí nhớ
- Back pain – /bæk peɪn/ – Đau lưng
- Cardiovascular disease – /ˌkɑrdioʊˈvæskjələr dɪˈziːz/ – Bệnh tim mạch
- Diabetes – /ˌdaɪəˈbiːtiːz/ – Tiểu đường
- Hypertension – /ˌhaɪpərˈtɛnʃən/ – Huyết áp cao
- Hypotension – /ˌhaɪpoʊˈtɛnʃən/ – Huyết áp thấp
- Gout – /ɡaʊt/ – Gút
- Osteoarthritis – /ˌɒsti.oʊɑrˈθraɪtɪs/ – Thoái hóa xương khớp
- Osteoporosis – /ˌɒsti.oʊpəˈroʊsɪs/ – Loãng xương
- Gastric ulcer – /ˈɡæstrɪk ˈʌlsər/ – Bệnh dạ dày
- Hepatitis – /ˌhɛpəˈtaɪtɪs/ – Viêm gan
- Cholecystitis – /ˌkoʊləsɪsˈtaɪtɪs/ – Viêm túi mật
- Hypertensive encephalopathy – /ˌhaɪpərˈtɛnsɪv ɛnˌsɛfəˈlɒpəθi/ – Tăng huyết áp não
- Parkinson’s disease – /ˈpɑrkɪnsənz dɪˈziz/ – Bệnh Parkinson
- Peptic ulcer – /ˈpɛptɪk ˈʌlsər/ – Loét dạ dày tá tràng
Từ vựng tiếng Anh Chuyên ngành Điều dưỡng về Các triệu chứng bệnh
- Nausea – /ˈnɔː.ziə/ – Nôn mửa
- Abdominal pain – /æbˈdɒmɪnəl peɪn/ – Đau bụng
- Fatigue – /fəˈtiːɡ/ – Mệt mỏi
- Painful urination – /ˈpeɪn.fəl ˌjʊə.rəˈneɪ.ʃən/ – Tiểu tiện đau rát
- Seizure – /ˈsiːʒər/ – Co giật
- Wheezing – /wiːz/ – Thở khò khè
- Insomnia – /ɪnˈsɒm.ni.ə/ – Mất ngủ
- Poisoning – /ˈpɔɪ.zən.ɪŋ/ – Ngộ độc
- Earache – /ˈɪə.reɪk/ – Đau tai
- Allergy – /ˈæl.ə.dʒi/ – Dị ứng
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng các loại dụng cụ y tế
- Stethoscope – /ˈstɛθəˌskoʊp/ – Ống nghe tim
- Thermometer – /θərˈmɒmɪtər/ – Nhiệt kế
- Syringe – /sɪˈrɪndʒ/ – Ống tiêm
- Gloves – /ɡlʌvz/ – Găng tay
- Bandage – /ˈbændɪdʒ/ – Băng gạc
- Scalpel – /ˈskælpəl/ – Dao mổ
- Forceps – /ˈfɔrsɪps/ – Kéo nhang
- Blood pressure cuff – /blʌd ˈprɛʃər kʌf/ – Bao tay đo huyết áp
- Tongue depressor – /tʌŋ dɪˈprɛsər/ – Cái cọng lưỡi
- Oxygen mask – /ˈɑksɪdʒən mæsk/ – Mặt nạ oxy
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng liên quan thường sử dụng
- Care plan – /kɛr plæn/ – Kế hoạch chăm sóc
- Assessment – /əˈsɛsmənt/ – Đánh giá
- Diagnosis – /daɪəɡˈnoʊsɪs/ – Chẩn đoán
- Treatment – /ˈtriːtmənt/ – Điều trị
- Medication – /ˌmɛdɪˈkeɪʃən/ – Thuốc
- Blood pressure – /blʌd ˈprɛʃər/ – Huyết áp
- Heart rate – /hɑrt reɪt/ – Nhịp tim
- Respiratory rate – /ˈrɛspərətɔri reɪt/ – Nhịp thở
- Temperature – /ˈtɛmpərətʃər/ – Nhiệt độ
- Intravenous (IV) – /ˌɪntrəˈviːnəs/ – Tiêm tĩnh mạch
- Wound care – /wuːnd kɛr/ – Chăm sóc vết thương
- Catheter – /ˈkæθɪtər/ – Ống thông tiểu
- Hygiene – /ˈhaɪdʒin/ – Vệ sinh cá nhân
- Mobility – /moʊˈbɪləti/ – Khả năng di chuyển
- Rehabilitation – /ˌriːəˌbɪləˈteɪʃən/ – Phục hồi chức năng
- Palliative care – /ˈpæliətɪv kɛr/ – Chăm sóc giảm nhẹ cơn đau
- Dementia – /dɪˈmɛnʃə/ – Mất trí nhớ
- Stroke – /stroʊk/ – Đột quỵ
- Fracture – /ˈfræktʃər/ – Gãy xương
- Infection control – /ɪnˈfɛkʃən kənˈtroʊl/ – Kiểm soát nhiễm trùng
- Isolation – /ˌaɪsəˈleɪʃən/ – Cách ly
- Wheelchair – /ˈwilʧɛr/ – Xe lăn
- Fall prevention – /fɔl prɪˈvɛnʃən/ – Phòng ngừa té ngã
Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng hay sử dụng
Ngoài từ vựng, ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tổng hợp các mẫu câu giao tiếp giúp cho thí sinh học chuyên ngành Điều dưỡng có thể nắm vững.
Sử dụng khi khám bệnh
- Hello, my name is Anna. I’ll be your nurse today. How can I assist you?
(Xin chào, tôi là Anna. Tôi sẽ là Điều dưỡng của bạn hôm nay. Tôi có thể giúp gì cho bạn?)
- Can you please tell me your full name and date of birth?
(Bạn có thể cho tôi biết họ tên đầy đủ và ngày sinh của bạn được không?)
- Are you currently experiencing any pain or discomfort?
(Hiện tại, bạn có cảm thấy đau hay không thoải mái không?)
- Have you taken any medications recently?
(Bạn có dùng bất kỳ loại thuốc nào gần đây không?)
- Do you have any known allergies to medications or any medical conditions I should be aware of?
(Bạn có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào hoặc có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào tôi nên biết không?)
- I need to check your blood pressure and temperature. Is that okay with you?
(Tôi cần kiểm tra huyết áp và nhiệt độ của bạn. Bạn có ok không?)
- I’ll be administering your medication shortly. Do you have any questions or concerns?
(Tôi sẽ tiêm thuốc cho bạn trong ít phút. Bạn có câu hỏi hoặc lo ngại gì không?)
- Please let me know if you experience any unusual symptoms.
(Xin vui lòng cho tôi biết nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.)
Sử dụng khi tiêm thuốc cho bệnh nhân
- I’m going to administer your medication now. It might sting a bit.
(Tôi sẽ tiêm thuốc cho bạn bây giờ. Có thể sẽ có chút cảm giác châm chích.)
- Feel free to get comfortable. I’ll be as gentle as possible.
(Hãy thoải mái. Tôi sẽ thật nhẹ nhàng.)
- I’m administering antibiotics to help fight off the infection.
(Dĩ nhiên, tôi đang tiêm kháng sinh để giúp đẩy lùi vi khuẩn gây nhiễm trùng.)
Khi đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân
- You should stop smoking.
(Bạn nên bỏ thuốc lá).
- Remember to attend your follow-up appointment on 07 for further evaluation.
(Hãy nhớ đến cuộc hẹn tái khám vào ngày 07 để kiểm tra thêm).
- You should take this medication with food to avoid stomach upset.
(Bạn nên uống thuốc này sau khi ăn để tránh làm đau dạ dày).
- You need to try and lose some weight.
(Bạn nên cố gắng giảm thêm vài cân nữa).
- I recommend doing some light exercises every day.
(Tôi khuyên bạn nên tập thể dục nhẹ mỗi ngày).
Trên đây là những từ vựng, mẫu câu thường hay sử dụng của tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng. Nắm vững tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng không chỉ là một kỹ năng cần thiết mà còn là chìa khóa thành công trong lĩnh vực này. Giúp bạn giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân và đồng nghiệp mà còn mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Để học tốt, bạn cần cải thiện tất cả các kỹ năng tiếng Anh như nghe, nói, đọc và viết, và thực hành thường xuyên trong các tình huống thực tế.