Việc sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Dược giúp cho chúng ta tiếp cận được với các tài liệu nước ngoài, bên cạnh đó còn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực ngành Dược tại các công ty dược phẩm quốc tế. Hãy cùng Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu tầm quan trọng trong việc sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Dược.
Giới thiệu về tiếng Anh chuyên ngành Dược
Ngành Dược tiếng Anh là Pharmaceutical industry, (rộng hơn là khoa học dược phẩm Pharmaceutical sciences), đây là một lĩnh vực liên quan đến thuốc, cụ thể là nghiên cứu sản xuất thuốc, hay cách sử dụng thuốc.
Tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp mà còn là ngôn ngữ của rất nhiều ngành nghiên cứu khoa học, họ sử dụng tiếng anh làm ngôn ngữ chính trong quá trình nghiên cứu, làm báo cáo hay công bố các sản phẩm và ngành Dược cũng không ngoại lệ. Hầu hết các tài liệu, bài báo đều được viết bằng tiếng Anh và nếu như muốn tìm hiểu rộng hơn các tài liệu liên quan đến lĩnh vực ngành Dược, không chỉ gói gọn trong nước mà còn ở quốc tế thì chúng ta cần phải sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Dược.
Chính vì thế tiếng Anh ngành Dược được đánh giá vô cùng quan trọng khi các bạn có đam mê và theo đuổi ngành học này, đây cũng là cánh cửa để các bạn có thể tham gia vào các hội nghị, hội thảo quốc tế về lĩnh vực ngành Dược.
Lợi ích của việc học tiếng Anh chuyên ngành Dược
Ở bất cứ một trường Đại học hay Cao đẳng nào đều có môn tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên không chỉ được học tập các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, mà còn được học tiếng Anh chuyên sâu của ngành đó. Vậy đối với ngành Dược, lợi ích của việc học tiếng Anh chuyên ngành mang lại là gì?
Sử dụng tiếng Anh vào công việc sau này
Việc bạn có bằng Đại học Dược hay Cao đẳng Dược thì vốn tiếng Anh của bản thân nếu càng được nâng cao sẽ rất tốt với công việc trong tương lai đặc biệt là lĩnh vực Dược. Hiện nay, những dược phẩm tây y đều có tên tiếng Anh, cách sử dụng cũng như thành phần hóa học của các loại dược phẩm này đều sử dụng tiếng Anh và có quy đổi ra tiếng việt theo từng mặt hàng, sản phẩm thuốc của từng thị trường các nước. Có thể thấy tiếng Anh vẫn là tiếng phổ thông, được sử dụng hầu hết ở mọi quốc gia, do đó các loại thuốc hầu hết cũng sử dụng tên tiếng Anh theo quy ước chung của quốc tế.
Việc học tốt tiếng Anh giúp sinh viên đọc đúng được tên các loại dược phẩm, rất có lợi trong việc nghiên cứu phát triển thuốc sau này, cũng như giúp các bác sĩ xác định được rõ nhất nên kết hợp sử dụng các thành phần nào của thuốc trong việc điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, để hiểu kỹ hơn về các công dụng chuyên sâu, cũng như có thể nghiên cứu điều chế các loại thuốc, sinh viên cũng cần tham khảo thêm cả những tài liệu nước ngoài, đây chính là lúc các bạn cần phải nắm vững được tiếng Anh chuyên ngành Dược.
Tham gia vào những nghiên cứu thuốc mới ở thị trường Quốc tế
Để cho ra được những loại thuốc đặc trị, điều trị bệnh hầu hết thường ở cấp độ thị trường Quốc tế. Ví dụ: Các loại thuốc điều trị bệnh ung thư, các loại vắc xin mới như Covid-19, não mô cầu BC… Nếu muốn tham gia vào quá trình nghiên cứu bắt buộc các bạn phải có khả năng tiếng Anh vững vàng, nghiên cứu ở đa quốc gia.
Những dự án này thường yêu cầu trình độ tiếng Anh lưu loát, đặc biệt đối với tiếng Anh chuyên ngành Dược cần nắm chắc được những từ vựng, thuật ngữ cơ bản.
Việc có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh không chỉ giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thường gặp
Khi học tiếng Anh chuyên ngành Dược sẽ có những từ vựng thường sử dụng mà sinh viên cần phải ghi nhớ, hay các thuật ngữ cơ bản trong tiếng Anh để giúp việc học tập, giao tiếp trở nên dễ dàng hơn.
Một số chuyên ngành Dược cần biết như:
- Pharmaceutics: Bào chế
- Pharmacology: Dược lý
- Pharmacodynamics: Dược lực học
- Pharmacodynamics: Dược động học
- Medicinal chemistry: Hóa dược
- Pharmacogenomics: Gen dược lý học
- Pharmaceutical toxicology: Độc chất học
Những thuật ngữ cơ bản trong tiếng Anh ngành Dược hay sử dụng:
- Pharmaceuticals: Dược phẩm
- Dosage Forms: Dạng bào chế
- Side Effects: Tác dụng phụ
- Clinical Trials: Thử nghiệm lâm sàng
Từ vựng tiếng Anh cơ bản chuyên ngành Dược:
Từ vựng (Vocabulary) |
Phát âm (Pronunciation) |
Nghĩa (Meaning) |
pharmaceutical product | /ˌfɑːməˈsjuːtɪkəl ˈprɒdʌkt/ | dược phẩm |
drug | /drʌg/ | thuốc |
quality | /ˈkwɒlɪti/ | chất lượng |
safety | /ˈseɪfti/ | an toàn |
diagnosis | /ˌdaɪəgˈnəʊsɪs/ | sự chẩn đoán bệnh |
treatment | /ˈtriːtmənt/ | sự chữa bệnh |
dietary supplement | /ˈdaɪətəri ˈsʌplɪmənt/ | chế phẩm bổ sung |
mineral | /ˈmɪnərəl/ | khoáng chất |
herb | /hɜːb/ | thảo dược |
botanical extract | /bəˈtænɪkəl ˈɛkstrækt/ | chiết xuất thực vật |
cosmetic | /kɒzˈmɛtɪk/ | mỹ phẩm |
manufacture | /ˌmænjʊˈfækʧə/ | quá trình sản xuất |
production | /prəˈdʌkʃən/ | sản xuất |
quality assurance | /ˈkwɒlɪti əˈʃʊərəns/ | đảm bảo chất lượng |
validation | /ˌvælɪˈdeɪʃən/ | thẩm định |
molecule | /ˈmɒlɪkjuːl / | phân tử |
substance | /ˈsʌbstəns/ | chất |
parasite | /ˈpærəsaɪt/ | ký sinh trùng |
therapy | /ˈθɛrəpi/ | trị liệu |
toxicology | /ˌtɒksɪˈkɒləʤi/ | độc chất học |
solid | /ˈsɒlɪd/ | dạng rắn |
liquid | /ˈlɪkwɪd / | dạng lỏng |
gaseous | /ˈgæsiəs / | thể khí |
inhale | /ɪnˈheɪl/ | (sự) hít vào |
molecular weight | /məʊˈlɛkjʊlə weɪt/ | khối lượng phân tử |
drug reactivity | /drʌg ˌriːækˈtɪvɪti/ | phản ứng của thuốc |
covalent bond | /kəʊˈveɪlənt bɒnd/ | liên kết cộng hóa trị |
hydrophobic bond | /hydrophobic bɒnd / | liên kết kỵ nước |
interaction | /ˌɪntərˈækʃən/ | tương tác |
analytical interference | /ˌænəˈlɪtɪkəl ˌɪntəˈfɪərəns/ | nhiễu phân tích |
absorption | /əbˈsɔːpʃ(ə)n/ | hấp thu |
distribution | /ˌdɪstrɪˈbjuːʃən / | phân bố |
metabolism | /mɛˈtæbəlɪzm / | chuyển hóa |
excretion | /ɛksˈkriːʃən/ | thải trừ |
receptor | /rɪˈsɛptə/ | thụ thể |
therapeutic effect | /ˌθɛrəˈpjuːtɪk ɪˈfɛkt/ | tác dụng điều trị |
adverse consequence | /ˈædvɜːs ˈkɒnsɪkwəns/ | hậu quả bất lợi |
patient | /ˈpeɪʃənt/ | bệnh nhân |
concentration | /ˌkɒnsənˈtreɪʃən / | nồng độ |
dosage form | /ˈdəʊsɪʤ fɔːm/ | dạng bào chế |
undesirable effect | /ˌʌndɪˈzaɪərəbl ɪˈfɛkt/ | tác dụng không mong muốn |
oral route | /ɔːrəl ruːt/ | đường uống |
buccal route | /buccal ruːt/ | đường đặt trong miệng |
rectal route | /ˈrɛktəl ruːt/ | đường trực tràng |
inhalation route | /ˌɪnhəˈleɪʃən ruːt/ | đường hít thở (hô hấp) |
transdermal route | /transdermal ruːt/ | đường qua da |
topical route | /ˈtɒpɪkəl ruːt/ | đường dùng tại chỗ |
application | /ˌæplɪˈkeɪʃ(ə)n/ | thuốc bôi |
capsule | /ˈkæpsjuːl/ | viên nang |
dusting powder | /ˈdʌstɪŋ ˈpaʊdə/ | thuốc bột |
tablet | /ˈtæblɪt/ | viên nén |
Từ vựng viết tắt trong tiếng Anh chuyên ngành Dược
Từ vựng viết tắt |
Ý nghĩa |
brand name drug | thuốc phát minh (biệt dược gốc) |
generic drug | thuốc cơ bản (thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học) |
biologic | thuốc bán lẻ |
retail drug | thuốc bán lẻ |
physician-administered drugs | thuốc do dược sĩ quản lý |
innovator drug | thuốc cải tiến |
multisource drug | nhà thuốc chuyên khoa |
specialty pharmacy | nhà thuốc chuyên khoa |
group purchasing organization | tổ chức quản lý dược phẩm |
pharmacy services administration organization | tổ chức quản lý dược phẩm |
absorption rate | tỷ lệ hấp thu |
antibiotic stewardship | quản lý thuốc kháng sinh |
clinical trial | thử nghiệm lâm sàng |
generic nonproprietary | không độc quyền |
R&D (research and development) | nghiên cứu và phát triển |
CAP (capsule) | viên nang |
CC (cubic centimeter) | centimet khối |
controlled substance | chất bị kiểm soát |
HEPA (High efficiency particulate air) | bộ lọc không khí hiệu năng cao |
IM (intramuscular) | tiêm bắp |
INJ (injection) | thuốc tiêm |
IV (intravenous) | thuốc gây nghiện |
narcotics | thuốc gây nghiện |
NS (Normal saline) | nước muối sinh lý |
OTC drugs (over-the-counter drugs) | thuốc không kê đơn |
PC (After meals) | sau bữa ăn |
PO (per os – by mouth) | đường uống |
PRN (Pro re nata – when necessary) | khi cần thiết |
qD (quaque die – one a day) | mỗi ngày |
qH (every hour) | mỗi giờ |
qAM (Every morning) | mỗi buổi sáng |
QID (four times a day) | bốn lần một ngày |
qOD (every other day) | mỗi buổi tối |
qPM (Once a day in the evening) | mỗi buổi tối |
qWK (every week) | hàng tuần |
SQ (subcutaneous) | tiêm dưới da |
STAT (immediately) | ngay lập tức |
TID (three times a day) | ba lần một ngày |
Làm sao học tốt tiếng Anh chuyên ngành Dược
Mặc dù tiếng Anh chuyên ngành Dược được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực này, tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được bởi tiếng Anh chuyên ngành cũng tương đối khó, đặc biệt với những người bị mất gốc tiếng Anh. Vậy làm thế nào để học tốt tiếng Anh chuyên ngành Dược?
Để có thể ghi nhớ được từ vựng hiệu quả, bạn cần áp dụng những phương pháp học thông minh cũng như chịu khó ghi nhớ nhuần nhuyễn tất cả những từ vựng quan trọng. Có thể sử dụng các phương pháp như:
- Đọc nhiều tài liệu: Đọc nhiều tài liệu, sách báo để có thể mở rộng vốn từ ngữ của cá nhân.
- Thực hành giao tiếp: Có thể tham gia vào các buổi làm việc nhóm, các cuộc thảo luận hay workshop để có thể tăng khả năng sử dụng giao tiếp các thuật ngữ chuyên ngành.
- Ghi chép Flashcards: Để ghi nhớ một cách nhanh chóng có thể sử dụng flashcards.
Cải thiện kỹ năng nghe nói
Trong tiếng Anh, nhiều từ ngữ có thể có nghĩa khác nhau tùy thuộc được đặt trong hoàn cảnh nào, điều này có thể khiến gây nhầm lẫn cho người học. Do đó vốn từ trong tiếng Anh cần phải thường xuyên được bổ sung. Để học tiếng Anh hiệu quả, cần cải thiện kỹ năng nghe nói đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu nếu muốn giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh.
- Cải thiện kỹ năng nghe: Tìm và sử dụng các podcast về chuyên ngành Dược, tìm hiểu kỹ cách phát âm, từ vựng, nghe nhiều hướng dẫn về cách đọc để cải thiện kỹ năng. Xem các video giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc các chuyên gia nghiên cứu Dược phẩm phát biểu, tư vấn… để thấy được nhiều từ ngữ chuyên ngành.
- Cải thiện kỹ năng nói: Muốn kỹ năng nói phát triển tốt, cần thường xuyên trao đổi, thảo luận nhóm, làm việc với người nước ngoài. Tập phát âm, tập giới thiệu sản phẩm hoặc thực hành tư vấn giới thiệu thuốc tại các cơ sở y tế, doanh nghiệp, lao động nước ngoài.
Luyện phát âm hàng ngày
Tiếng Anh với nhiều ngữ nghĩa, cách sử dụng rộng đặc biệt hơn tiếng Anh chuyên ngành Dược còn có rất nhiều từ ngữ chuyên môn mà có thể bạn chưa bao giờ nghe thấy, để có thể học tốt cần phải đọc chuẩn phát âm.
Phát âm chuẩn giúp đọc được đúng tên các loại thuốc, thành phần thuốc từ đó hiểu được công dụng hiệu quả của thuốc mang lại. Luyện cách phát âm hàng ngày là cách ôn tập hiệu quả nhất khi học tiếng Anh chuyên ngành Dược.
Tìm kiếm tài liệu chuyên ngành
Học thôi chưa đủ, để học tốt được tiếng Anh chuyên ngành Dược cần phải tìm kiếm những tài liệu mới, xã hội phát triển kéo theo có rất nhiều căn bệnh mới phát hiện, để kiểm soát được những căn bệnh này cần có thuốc kháng và điều trị, do đó liên tục cập nhật các kiến thức mới là điều cần thiết.
Những kiến thức mới này đa phần đều do nghiên cứu từ đa quốc gia, từ các nước phát triển, để tiếp cận nhanh nhất, chính xác nhất cần phải nắm vững tiếng Anh chuyên ngành, từ đó hiểu hơn về tình trạng và cách sử dụng các sản phẩm Dược mới…
Không chỉ vậy, những tài liệu tiếng anh chuyên ngành hầu hết cũng sẽ được dịch lại sang tiếng Việt, tuy nhiên chỉ một số tài liệu thông thường, các trường Cao đẳng, Đại học hay sử dụng để đào tạo sinh viên, bạn cần tìm hiểu các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành thì biết tiếng Anh là một lợi thế.
Học tiếng Anh chuyên ngành Dược ở đâu?
Sự cần thiết của tiếng Anh chuyên ngành Dược giúp mở ra cơ hội nghề nghiệp cho rất nhiều bạn làm trong lĩnh vực này. Bạn sẽ dễ dàng tiến xa trong sự nghiệp, tham gia vào các chương trình đào tạo quốc tế, các dự án nghiên cứu…
Để có thể trở thành sinh viên trong lĩnh vực ngành Dược và lựa chọn học tiếng Anh chuyên ngành Dược, thí sinh có thể cân nhắc lựa chọn đăng ký xét tuyển Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tại đây, sinh viên sẽ được đào tạo ngành Dược với các kiến thức chuyên sâu, đảm bảo kỹ năng chuyên môn và tay nghề. Đặc biệt Nhà trường còn chú trọng đào tạo Tiếng anh chuyên ngành Dược giúp các thí sinh tiến bộ hơn về việc giao tiếp. Nhà trường còn kết nối với các công ty dược phẩm, nhà thuốc Long Châu giúp sinh viên có cơ hội thực hành thực tế, tăng cường khả năng nghe nói, đọc và phát âm tiếng Anh chuyên ngành Dược.
Qua phân tích ở trên có thể thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành Dược. Trong bối cảnh hiện đại, những Dược sĩ tương lai cần phải có cho mình vốn tiếng Anh chuyên ngành phong phú, cải thiện cả tiếng Anh giao tiếp cũng giúp cơ hội việc làm trong lĩnh vực Dược phẩm trở nên thuận lợi.
Thí sinh hãy bắt đầu hành trình học tập của mình để không bị tụt lại so với thị trường lao động trong và ngoài nước, hãy nhanh chóng đăng ký xét tuyển Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Với bề dày truyền thống lịch sử, đào tạo ra cán bộ Y tế chất lượng cao, nhà trường luôn là địa chỉ đáng tin cậy để thí sinh lựa chọn học tiếng Anh chuyên ngành Dược.