Y đa khoa là ngành học tiềm năng được đông đảo thí sinh đăng ký theo học. Tuy nhiên với mức điểm chuẩn cao và khối lượng kiến thức lớn thì không phải bạn nào cũng phù hợp với ngành học này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết về ngành Y đa khoa để có định hướng phù hợp nhất cho bản thân trong tương lai.
Y đa khoa là gì? Y đa khoa gồm những chuyên ngành nào?
Sinh viên khi theo học ngành Y đa khoa sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành học. Điều này giúp các bạn được tìm hiểu sâu và rộng hơn về lĩnh vực mà bạn định hướng theo đuổi trong tương lai.
Y đa khoa là gì?
Y đa khoa có tên tiếng Anh là General Medicine. Đây là ngành học đào tạo ra các Bác sĩ chuyên điều trị các bệnh cấp và mãn tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, tư vấn hướng dẫn phục hồi sức khỏe cũng như kê thuốc cho bệnh nhân. Mục tiêu chính của ngành học này là đào tạo ra những cán bộ Y tế giỏi có đầy đủ y đức, kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp để thăm khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng.
Y đa khoa gồm chuyên ngành nào?
Sau khi học xong các môn cơ sở, sinh viên ngành Y đa khoa sẽ được đào tạo chuyên sâu và các chuyên ngành cụ thể trong lĩnh vực Y khoa. Cụ thể như sau:
Chuyên ngành nhi:
Chuyên ngành này sẽ bao gồm: nhi khoa tổng quát, phẫu thuật nhi, tiêm chủng, nhi chuyên sâu, các bệnh truyền nhiễm,…Đối tượng chăm sóc chủ yếu là các trẻ em dưới 16 tuổi. Chuyên ngành nhi sẽ tạo ra các Bác sĩ nhi khoa có y đức, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nghiên cứu khoa học và tự học, đặc biệt là lòng yêu thương trẻ nhỏ.
Chuyên ngành mắt:
Thăm dò và điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt cho mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn và người già. Nhiệm vụ chính của các Bác sĩ nhãn khoa là tiến hành kiểm tra thị lực, chẩn đoán bệnh, và điều trị bằng các phương pháp hiện đại như laser và phẫu thuật. Đồng thời hợp tác với các chuyên ngành lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Chuyên ngành sản khoa:
Tập trung vào chẩn đoán, điều trị và dự phòng các vấn đề sức khỏe của phụ nữ (phụ nữ độc thân, có thai và sau sinh). Hai phân ngành chính của chuyên ngành này là sản khoa và phụ khoa.
Chuyên ngành tai mũi họng:
Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thông thường của tai mũi họng, cũng như các khối u và dị tật bẩm sinh ở vùng đầu và cổ bằng các phương pháp ngoại khoa và các thủ thuật.
Chuyên ngành Y học cổ truyền:
Chuyên điều trị các bệnh lý như về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng sau tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh…bằng các phương pháp chữa bệnh từ Đông Y kết hợp với y học hiện đại và các kỹ thuật không dùng thuốc như: xoa bóp, châm cứu, điện châm, nhĩ châm, giác hơi, bấm huyệt và khí công dưỡng sinh.
Chuyên ngành Phục hồi chức năng:
Bao gồm 4 lĩnh vực như sau: vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu. Nhiện vụ chính của chuyên ngành này hỗ trợ sức khỏe và phục hồi các chức năng, khả năng vận động và nhận thức tâm lý của cơ thể bằng cách sử dụng cả Y học truyền thống và công nghệ tiên tiến với sự hỗ trợ của các lĩnh vực y học liên quan.
Chuyên ngành da liễu:
Chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc về da và các phần phụ của da. Ngoài ra, các Bác sĩ da liễu còn xử lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh lý da liên quan đến HIV/AIDS.
Thông tin về ngành Y đa khoa
Dưới đây là những thông tin chi tiết về thời gian đào tạo, chương trình học và mức học phí của ngành Y đa khoa để các thí sinh có thể tham khảo:
Học Y đa khoa bao nhiêu năm?
Nếu như các ngành học khác có thời gian đào tạo chỉ trong vòng 4-5 năm thì sinh viên ngành Y đa khoa phải dành ít nhất 6 năm (12 kỳ) để hoàn thành chương trình học. Tuy nhiên sau khi được cấp bằng, các bạn vẫn cần thêm 2-3 năm để lấy chứng chỉ hành nghề cũng như giành thêm nhiều năm nữa để tiếp tục học nâng cao chuyên môn. Có như vậy, bạn mới có thể trở thành một Bác sĩ giỏi và phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng.
Chương trình đào tạo ngành Y đa khoa
Tùy từng trường mà chương trình đào tạo ngành Y đa khoa sẽ có sự khác biệt nhất định, phụ thuộc vào mục đích đào tạo và chỉ tiêu đầu ra của trường. Tuy nhiên về cơ bản chương trình đào tạo ngành Y đa khoa sẽ bao gồm các môn học chính như sau:
Năm thứ nhất |
|
1 | Giáo dục quốc phòng |
2 | Toán cao cấp |
3 | Vật lý – Lý sinh |
4 | Hóa đại cương – Hóa vô cơ |
5 | Sinh học đại cương |
6 | Tiếng Anh A1 |
7 | Giáo dục thể chất |
8 | Giải phẫu 1 |
9 | Tin học cơ sở |
10 | Di truyền học- Sinh học phân tử |
11 | Tiếng Anh A2 |
12 | Xác suất thống kê |
13 | Giải phẫu 2 |
14 | Các nguyên lý cơ bản của CNM-L 1 |
Năm thứ hai |
|
15 | Tâm lý y học – Y Đức |
16 | Hóa hữu cơ |
17 | Các nguyên lý cơ bản của CNM-L 2 |
18 | Hóa sinh |
19 | Ký sinh trùng |
20 | Vi sinh |
21 | Mô phôi |
22 | Sinh lý học |
23 | Tiếng Anh chuyên ngành |
24 | Điều dưỡng cơ sở |
25 | Thực tập Điều dưỡng (Skill lab+Bệnh viện) |
26 | Nội cơ sở |
27 | Ngoại cơ sở |
28 | Giải phẫu bệnh |
Năm thứ ba |
|
29 | Dược lý |
30 | Sinh lý bệnh – Miễn dịch |
31 | Phẫu thuật thực hành |
32 | Chẩn đoán hình ảnh |
33 | Nội bệnh lý 1 |
34 | Ngoại bệnh lý 1 |
35 | Chấn thương chỉnh hình |
36 | Dinh dưỡng – Vệ sinh AT thực phẩm |
37 | Phương pháp nghiên cứu Khoa học |
38 | SK môi trường và SK nghề nghiệp |
39 | Dịch tễ học và Dịch tễ ứng dụng |
40 | Thực tập cộng đồng |
Năm thứ tư |
|
41 | Ung thư |
42 | Huyết học |
43 | Gây mê hồi sức |
44 | Đường lối CM của ĐCS Việt Nam |
45 | Nội bệnh lý 2 |
46 | Nhi khoa 1 + 2 |
47 | Phụ sản 1 + 2 |
48 | Giáo dục và nâng cao sức khỏe |
49 | Da liễu |
50 | Dược lý lâm sàng |
51 | Chăm sóc sức khỏe ban đầu |
52 | Hóa học lâm sàng |
53 | Y học quân sự |
Năm thứ năm |
|
54 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
55 | Kinh tế y tế -Bảo hiểm y tế |
56 | Tổ chức và quản lý y tế – y tế quốc gia |
57 | Pháp y |
58 | Mắt |
59 | Tai mũi họng |
60 | Răng hàm mặt |
61 | Ngoại bệnh lý 2 |
62 | DS – KHHGĐ – SKSS |
63 | Lao |
64 | Tâm thần |
65 | Y học cổ truyền |
66 | Nội thần kinh |
67 | Truyền Nhiễm |
68 | Y học hạt nhân |
69 | Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng |
70 | Ngoại thần kinh + Phẫu nhi |
Năm thứ sáu |
|
71 | Nội bệnh lý 3 |
72 | Ngoại bệnh lý 3 |
73 | Lão khoa |
74 | Nhi khoa 3 |
75 | Phụ sản 3 |
76 | Hồi sức cấp cứu nội khoa |
77 | Thực tập cộng đồng |
78 | Thực tập tốt nghiệp |
TỐT NGHIỆP |
|
79 | Thi tốt nghiệp hoặc khóa luận |
Học phí Y đa khoa
Tùy từng năm và từng trường cụ thể mà học phí ngành Y đa khoa sẽ không giống nhau. Năm 2024, mức học phí ngành Y đa khoa tại một số trường trọng điểm được công bố như sau:
- Đại học Y Hà Nội:
– Hệ chính quy: Khoảng 14-20 triệu đồng/năm.
– Chương trình đào tạo chất lượng cao: Khoảng 60-70 triệu đồng/năm.
- Đại học Y Dược Cần Thơ:
– Hệ chính quy: Khoảng 12-16 triệu đồng/năm.
- Đại học Y Dược Huế:
– Hệ chính quy: Khoảng 12-17 triệu đồng/năm.
– Chương trình đào tạo chất lượng cao: Khoảng 50-55 triệu đồng/năm.
- Đại học Quốc gia TP.HCM (Khoa Y):
– Hệ chính quy: Khoảng 11-15 triệu đồng/năm.
– Chương trình đào tạo chất lượng cao: Khoảng 50-55 triệu đồng/năm.
- Đại học Y Dược TP.HCM:
– Hệ chính quy: Khoảng 13-18 triệu đồng/năm.
– Chương trình đào tạo chất lượng cao: Khoảng 55-60 triệu đồng/năm.
Y đa khoa thi khối nào?
Hiện nay, bên cạnh tổ hợp môn khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) thì các trường còn xét tuyển ngành Y đa khoa với rất nhiều khối thi mở rộng như sau:
- Khối A00: Toán, Hóa học, Vật lý
- Khối A02: Toán, Vật lý, Sinh học
- Khối A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn
- Khối B03: Toán , Sinh học, Ngữ văn
- Khối B08: Toán, Sinh học, tiếng Anh
- Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- Khối D02: Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ
- Khối D07: Toán , Hóa học, tiếng Anh
- Khối D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- Khối D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh.
Các thí sinh hãy lựa chọn tổ hợp môn thế mạnh của bản thân để gia tăng cơ hội theo học ngành học yêu thích cũng như thực hiện ước mơ trở thành Bác sĩ đa khoa trong tương lai.
Điểm chuẩn ngành Y đa khoa
Năm 2024, mức điểm chuẩn của ngành Y đa khoa sẽ dao động trong khoảng 22 đến 28 điểm tùy vào từng khu vực và từng trường cụ thể. Nhìn chung mới điểm chuẩn này khá cao đòi hỏi các thí sinh phải có học lực giỏi mới có thể trúng tuyển vào ngành học này.
Khu vực miền Nam
Dưới đây mà mức điểm chuẩn ngành Y đa khoa tại khu vực miền Nam để các thí sinh có thể tham khảo:
STT |
Tên trường |
Điểm chuẩn năm 2024 |
1 | Đại Học Y Dược TPHCM | 27,34 |
2 | Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch | 26,35 |
3 | Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia tp HCM | 26,15 |
4 | Đại Học Y Dược Cần Thơ | 25,52 |
5 | Đại học Trà Vinh | 24,45 |
6 | Đại Học Nguyễn Tất Thành | 23 |
7 | Đại học Võ Trường Toản | 22,5 |
8 | Đại học Tân Tạo | 22,5 |
9 | Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 22,5 |
Khu vực miền Trung
So với các khu vực khác, mức điểm chuẩn ngành Y đa khoa tại khu vực miền Trung có phần “hạ nhiệt” hơn đôi chút. Chúng ta hãy cùng tham khảo ngay dưới đây:
STT |
Tên trường |
Điểm chuẩn năm 2024 |
1 | Đại Học Y Dược – Đại Học Huế | 26,4 |
2 | Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng | 26 |
3 | Đại Học Tây Nguyên | 25 |
4 | Đại Học Y Khoa Vinh | 24 |
5 | Đại học Buôn Ma Thuột | 23 |
6 | Đại học Duy Tân | 22,5 |
7 | Đại học Phan Châu Trinh | 22,5 |
Khu vực miền Bắc
Ở khu vực phía Bắc, các thí sinh có thể tham khảo mức điểm chuẩn ngành Y đa khoa tại một số trường tiêu biểu ngay dưới đây:
STT |
Tên trường |
Điểm chuẩn năm 2024 |
1 | Đại học Quốc Gia Hà Nội | 28,5 |
2 | Đại Học Y Hà Nội | 27,73 |
3 | Đại Học Y Dược Thái Bình | 26,9 |
4 | Đại Học Thái Nguyên | 26,2 |
5 | Đại Học Y Dược Hải Phòng | 25,8 |
6 | Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương | 24,5 |
7 | Đại học Phenikaa | 22,5 |
8 | Đại học Đại Nam | 22,5 |
Các trường đào tạo ngành Y đa khoa
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Y đa khoa được đông đảo thí sinh và phụ huynh đánh giá cao từ Bắc vào Nam. Dưới đây là một số trường uy tín để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
Khu vực miền Nam
Dưới đây là Top các trường đào tạo ngành Y đa khoa tại khu vực miền Nam để các thí sinh có thể tham khảo và lựa địa chỉ theo học phù hợp nhất với bản thân:
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Y Dược TP. HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Y Dược Cần Thơ
- Đại học Tân Tạo
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Võ Trường Toản
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM
Khu vực miền Trung
Các thí sinh khu vực miền Trung có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành Y đa khoa uy tín ngay dưới đây trước khi đưa ra quyết định đăng ký xét tuyển vào trường nào:
- Đại học Buôn Ma Thuột
- Đại học Phan Châu Trinh
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Đại học Y khoa Vinh
- Đại học Y Dược – Đại học Huế
- Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Bắc
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những trường đào tạo ngành Y đa khoa chất lượng tại khu vực phía Bắc ngay dưới đây:
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học Y Dược Thái Bình
- Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
- Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
- Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Y Dược Hải Phòng
Học Y đa khoa ra trường làm gì? Mức lương như thế nào?
Sinh viên ngành Y đa khoa sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực với các chế độ đãi ngộ và mức lương khác nhau tùy vào sở thích và năng lực của bản thân.
Học Y đa khoa ra trường làm gì?
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Y đa khoa sẽ có vô vàn cơ hội nghề nghiệp chờ đón. Dưới đây là một số vị trí tiêu biểu để các bạn có thể ứng tuyển:
- Bác sĩ đa khoa hoặc Bác sĩ chuyên ngành tại các cơ sở Y tế, phòng khám, bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương hoặc làm việc trong Bộ Y tế.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học Cao đẳng, Đại học.
- Mở phòng khám đa khoa riêng;
- Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương;
- Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng với nhiệm vụ hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;
- Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, thăm khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện;
- Khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế;
- Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;
- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng hoặc tại các trung tâm phục hồi kỹ năng;
Mức lương ngành Y đa khoa
Mức lương ngành Y đa khoa có thể thay đổi tùy vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, nơi công tác,…Các sinh viên ngành Y đa khoa khi mới ra trường sẽ có mức lương khởi điểm từ 6-8 triệu đồng/tháng. Sau 2-3 năm làm việc, mức thu nhập của bạn có thể lên tới 10-15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt nếu làm việc tại cơ sở Y tế tư nhân hoặc nước ngoài, mức lương của bạn có thể lên đến hàng nghìn USD.
Những tố chất phù hợp với ngành Y đa khoa
Như đã nói ở trên, Y đa khoa không phải là ngành học phù hợp với mọi đối tượng. Dưới đây là những tố chất phù hợp với ngành học này để các thí sinh xem xét trước khi đưa ra quyết định theo đuổi ngành Y đa khoa.
Có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng:
Các Bác sĩ là người trực tiếp chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Do đó, họ không những cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần có kỹ năng ngành nghề xuất sắc. Có như vậy sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh mới được đảm bảo.
Chăm chỉ, kiên nhẫn:
Ngành Y không ngừng phát triển và muốn trở thành Bác sĩ giỏi bạn sẽ luôn phải cập nhật những kiến thức mới. Do đó, sự chăm chỉ trong học tập và nghiên cứu là yếu tố vô cùng quan trọng với ngành Y đa khoa. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân điều trị dài hạn thì các Bác sĩ cần kiên nhẫn trong việc theo dõi tiến triển bệnh cũng như giải thích và tư vấn cho bệnh nhân cặn kẽ để loại bỏ sự hoang mang và lo lắng cho người bệnh.
Kỷ luật, trách nghiệm, chịu được áp lực cao:
Bác sĩ luôn phải làm việc với cường độ cao, thường xuyên tăng ca, đối mặt với các tình huống căng thẳng, khẩn cấp,…Để đảm bảo đem lại dịch vụ tốt nhất cho người bệnh thì họ phải có khả năng chịu được áp lực áp lực công việc. Đặc biệt, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân nên các Bác sĩ đa khoa cần có tinh thần kỉ luật và trách nhiệm cao.
Kỹ năng giao tiếp tốt:
Bác sĩ cần có kỹ năng này để dễ dàng tiếp cận, tạo thiện cảm, sự tin cậy không chỉ với bệnh nhân mà còn với người nhà của họ, đồng nghiệp,…giúp đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
Lòng nhân ái, sự đồng cảm và thấu hiểu:
Những người hoạt động trong ngành Y cần có sự đồng cảm, thấu hiểu với nỗi đau của bệnh nhân. Họ cần thường xuyên quan tâm, trò chuyện với người bệnh để tiếp thêm động lực cũng như tạo tinh thần thoải mái giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
Khả năng ngoại ngữ tốt:
Nếu có kiến thức về ngoại ngữ sẽ giúp bạn tìm kiếm tài liệu nước ngoài, cập nhật thông tin, tri thức mới nhất từ các quốc gia có nền Y học phát triển để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn phát triển nghề nghiệp trong tương lai cũng như tự tin giao tiếp với các bệnh nhân nước ngoài.
Có sức khỏe tốt:
Không chỉ ngành Y mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần có sức khỏe để làm việc hiệu quả. Đặc biệt, các Bác sĩ luôn tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh, công việc vất vả và áp lực thì việc giữ gìn sức khỏe là vô cùng cần thiết để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về ngành Y đa khoa mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Hy vọng bài viết này hữu ích và giúp các thí sinh có cái nhìn khách quan hơn về ngành Y đa khoa để có lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân trong tương lai.